
#Tuân thủ tuyệt đối 5K
Cùng đoàn kết, đồng lòng, chung tay, góp sức, tương thân, tương ái
phòng chống, đẩy lùi đại dịch Corona Covid - 19

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN NHÂM DẦN - 2022

CHÚC QUÝ VỊ KHÁCH QUÝ NĂM MỚI HẠNH PHÚC, THỊNH VƯỢNG VÀ VẠN SỰ NHƯ Ý!


»
HÓA GIẢI VẬN - HẠN ĐẦU NĂM MỚI
Tổng hợp toàn bộ các bài Văn Cúng cho dịp Tết Nguyên Đán (Nhâm Dần - 2022)
Đăng lúc: Chủ nhật - 23/01/2022 05:26 - Người đăng bài viết: quantri
Thêm một mùa Xuân sắp về với nhân gian, hương sắc mùa Xuân đổi thay qua từng ngày, lòng người nôn nao, rạo rực với bao dư âm ngày Tết Việt; Khắp nơi trên Đất Việt, nhà nhà đang chuẩn bị đón Xuân sang.
Xin giới thiệu đến Quý Vị các bài văn khấn/cúng trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là văn cúng theo Nghi Thức Phật Giáo, mưu cầu mong mang lại nhiều lợi lạc cho Bá Tánh.
Chúng tôi muốn chuyển tải đến Quý Độc Giả nội dung chung nhất, những mong điều tốt đẹp nhất đến với mọi người nên bài viết văn cúng dài, để đảm bảo cho nội dung công việc, xin mọi người tùy chỉnh theo nhu cầu của mình để có được bài văn cúng hợp lý.
1. VĂN KHẤN SỬA CHỮA NHÀ: (hoặc sửa sang, quét dọn nhà, ban thờ, … đón Tết):Những người cẩn thận quan niệm: việc tùy tiện sửa chữa nhà cửa, ban thờ sẽ gây nên những chuyện không hay, động; vì vậy nên có tục chọn ngày giờ cát tường và có văn khấn xin sửa chữa…
Dâng nhang và khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
– Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ - Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm 2022 (tức ngày ... tháng 12 (tháng Chạp) năm Tân Sửu); (nhằm ngày ..., tháng ..., năm Tân Sứu);
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa Xuân ngày Tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón Xuân, gia đình của chúng con có nhu cầu: sửa sang, quét dọn nhà cửa, (quét vôi, sơn tường, …); và quét dọn, xếp đặt ban thờ, thay (bốc lại) bát nhang, … chúng con xin các Ngài hoan hỷ, miễn chấp, cho chúng con xin phép tiến hành sửa chữa, thực hiện các hạng mục.
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành cho chúng con;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật!
* * * * * * * * *
2. VĂN KHẤN CÚNG KHI TU TẢO PHẦN MỘ: (hoặc dâng nhang rồi khấn khi Tu Tảo Mộ Phần vào dịp đón Tết (Tháng Chạp (12 Âm Lịch), hoặc tiết Thanh minh):
Bên cạnh việc sửa sang nhà cửa, ban thờ để đón Tết, người Việt ta còn có một truyền thống tốt đẹp, mang đậm tính nhân văn, đó là tu sửa mộ phần, lăng tẩm cho Ông Bà Gia Tiên theo tín ngưỡng Thờ Cúng Ông Bà.
Cứ mỗi dịp cuối năm, khi sắp đến Tết Nguyên Đán, mọi người đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ Ông Bà, Cha Mẹ, Người Thân của mình để tỏ lòng hiếu thuận. Những mộ đất (chưa xây) thì phát hoang, dẫy cỏ cho mộ và khuôn viên xung quanh (gọi là dẫy mộ, dẫy mả), vun đắp nấm mộ; Những mộ đã xây cất thì quét dọn, quét vôi, sơn sửa, chà rửa sạch sẽ, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả những phần mộ của các vị Tổ Tiên Nhiều Đời trước đó để chuẩn bị đón Tết.
Tu sửa hoàn thành thì gia chủ tổ chức một lễ cúng: gọi là Chạp Mả (nên tháng 12 này gọi là tháng Chạp).
Phong tục mỗi nơi mỗi khác, có vùng Chạp Mả vào tháng Chạp (Tháng 12 AL), có vùng Chạp vào tiết Thanh Minh (tháng 02-03 AL); có vùng Tháng 9-10-11 Âm Lịch (như các tỉnh ven biển miền Trung, quan niệm rằng tu sửa sớm để mưa bão không làm mất nấm mộ (vùng ven biển đất có cát hoặc nhiều cát)).
Thăm viếng phần mộ Tổ Tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “Đạo Thờ Cúng Ông Bà” của Dân Tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, thì mùa Xuân ngày Tết, chốn quay về vẫn là Gia Đình, Quê Hương.
Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tu tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với Ông Bà, Tổ Tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời Ông Bà Tổ Tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với Gia Đình.
Thủ tục tiếp theo là rước Ông Bà vào ngày 30 âm lịch về ăn Tết; và đưa Ông Bà, thường là vào trưa mồng 3 hoặc mồng 4, 5 tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.
Thường thì ngày tiễn đưa Ông Bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được Tổ Tiên phù hộ cho một năm mới với bao nỗi lo toan cơm áo gạo tiền của đời sống thường nhật.
Văn khấn tu sửa mộ (Cuối năm, hoặc Thanh Minh, hoặc thăm mộ):
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Sơn Thần, Lâm Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con: Họ .................. , và Họ …………………….…………………!
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Hôm nay, chúng con ….. (Dâng cúng (nếu có cúng, nếu không thì bỏ phần này) phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi) …………. kính cáo Chư Vị….. (kính viếng vong linh là ……………..; hoặc cho con tu sửa …………..) … :
Kính cáo Hương Linh (Tên của Ông, Bà, Cha Mẹ v.v…): …………………..; Tuổi: …………………
Tạ thế ngày: …… tháng…………. năm………………….
Phần mộ ký táng tại: …………………………………………………
Nay nhân ngày……………… (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát, nhờ vào Thần Quan, Tôn Thần Long Mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ Thủ Mộ Thần Quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, hạnh phúc bình an, mạnh khỏe cát tường, khang ninh thịnh vượng. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Chư Vị Hộ Pháp! Và kính mong các Chư Vị Thần Linh, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho Cửu Huyền Thất Tổ và gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật!
Om Ma Ni Pad Me Hum!
* * * * * * * * *
3. TẾT ÔNG TÁO (TẾT ÔNG CÔNG – THỔ CÔNG):
Phong tục cúng đưa ông Táo về Trời ngày 23 tháng Chạp (Táo Quân):
Táo Quân (Ông Táo/Ông Công/Táo Công/Thổ Công…) trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo (Tàu) nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp Núc.
Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết Tam Vị Nhất Thể (thuyết Ba Ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:
* Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.
Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.
Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.
Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.
Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.
Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất kính trọng.
Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.
Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra từ 23h00 đêm 22 đến trước 12h00 trưa ngày 23 tháng Chạp, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Có quan niệm cho rằng: Ông cũng là Thổ Công, là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ Nhất Gia Chi Chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một Vị, mà thờ ba Vị Thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba Vị Thần này, mỗi Vị trông coi một việc khác nhau.
Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
Thổ Địa: trông coi việc nhà.
Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn, nhà, đất…..
Bài vị của ba Thần được lập chung và viết như sau:
Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân,
Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần,
Bản Gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần.
Mỗi gia đình có riêng một Thổ Công. Hàng năm các Thổ Công này được thay thế vào ngày 23 tháng Chạp (gọi là ngày Ông Táo lên Trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng Ông Công, rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.
Mũ Thổ Công:
Mũ Thổ Công là một cỗ gồm 3 chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ cho ba vị Thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.
Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.
Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ (trắng – xanh – đen - đỏ - vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.
Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.
Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo Quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo Quân năm sau.
Cúng Thổ Công:
Cúng vào ngày giỗ, ngày Tết, Mồng 1, Rằm hàng tháng. Có thể cúng chay hoặc mặn.
Trong Mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
Những khi làm lễ cúng Gia Tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia Tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.
Tết Thổ Công:
Thổ Công là Vị Thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết Ông Công).
Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sông và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên Trời (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành Rồng để cho Ông Táo cưỡi.).
Việc chưng bày vật phẩm cá chép tại nhà dịp Tết sau khi tiễn Ông Táo Về Trời luôn mang lại điều tốt lành cho gia chủ cả năm.
Lễ vật: Mâm cỗ mặn (có thể không có), bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn, hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng, ba con cá chép sống (nếu có; có thể đơn giản phần này (mê tín)).
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái, cúng 03 tuần (lần), lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở Ông Táo lên chầu Trời.
Giờ cúng: đêm muộn ngày 22, rạng ngày 23 tháng Chạp.
BÀI VĂN KHẤN CUNG TIỄN ÔNG TÁO VỀ TRỜI NGÀY TẾT ÔNG TÁO (23 THÁNG CHẠP):
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Con kính lạy ngài Bản gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần quân, Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần!
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần!
Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời các Ngài hiển linh trước án, thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là Vị Chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an khang thịnh vượng.
Nay theo thông lệ, Ngài về chầu Ngọc Hoàng, gia đình chúng con xin cung tiễn Ngài, kính cầu Ngài an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
* * * * * * * * *
VĂN KHẤN THỔ CÔNG:
Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.
- Nam mô A Di Đà Phật!
– Con kính lạy Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần, Ngài Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân, Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Bản Gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần !
– Con kính lạy các Ngài Thần Linh Cai Quản trong Xứ này.
Con tên là…………………………………Tuổi……………………
Ngụ tại………………………………………………………………
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân (nếu có), trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, Ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngài Bản Gia Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc Đức Chính Thần.
Kính lạy các Ngài, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
* * * * * * * * *
4. VĂN KHẤN CÚNG TẤT NIÊN (CÚNG TẠ):
Thủ tục này cũng tựa như buổi báo cáo tổng kết cuối năm đến Phật - Thánh, Thần Linh, Gia Tiên và (cũng như) gia đình, bạn bè, xóm giềng, … Theo tinh thần: Trước là lễ cúng tạ, sau là thụ lộc để đãi khách.
Người có điều kiện thì tổ chức sớm, cách Tết vài ngày (có quan niệm là tổ chức trước Tết Táo Quân, để khi Ông về Thiên Đình “làm việc” thì có “thông tin” để mà “báo cáo”; cũng có quan niệm là chọn lựa ngày cát tường (cuối năm) để cúng.
Có người lại nhóm gộp vào lễ cúng ngày cuối năm: vừa Cúng Tất Niên, vừa cúng Rước Ông Bà. Đây thật sự là bữa cơm Tất Niên ý nghĩa.
Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
– Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày ….. tháng 02 năm 2022; (tức ngày ….. tháng Chạp (12) năm Tân Sửu); (nhằm ngày …………………….., tháng .................., năm Tân Sửu));
Tại: …………………………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..……………………………..…;
Sanh ngày: ………….……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………….…………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa Xuân ngày Tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón xuân, mừng Tết Nhâm Dần, Gia đình của chúng con sửa sang nhà cửa, quét dọn ban thờ; thức cúng tợ dâng, bày biện hương hoa trà quả, nay chúng con lại sửa biện mâm cơm, gia đình chúng con xin kính cáo cùng Chư Phật - Thánh, Thần Linh và các Hương Linh: Trong suốt một năm qua, nhờ ơn gia hộ của các Ngài, gia đình chúng con đã gặt hái được những thành công ……………………..………..………..………..………..
………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..
Nay năm cũ sắp qua, trước thềm năm mới, chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái!
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
5. VĂN KHẤN CUNG THỈNH (MỜI) ÔNG BÀ VỀ ĂN TẾT:
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, sau khi sửa soạn quét dọn trang hoàng nhà cửa, con cháu làm lễ rước Ông Bà về ăn Tết.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
- Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
- Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
- Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
- Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày 31 tháng 01 năm 2022; (tức ngày 29 tháng Chạp (12) năm Tân Sửu); (nhằm ngày Giáp Thân, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu);
Tại: ……………………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………..…………………………………………..………………;
Sanh ngày: …….……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: …….………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa Xuân ngày Tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón xuân, mừng Tết Nhâm Dần, Gia đình của chúng con sửa sang nhà cửa, quét dọn ban thờ; thức cúng tợ dâng, bày biện hương hoa trà quả, nay chúng con lại sửa biện mâm cơm, gia đình chúng con xin kính cung thỉnh Phật - Thánh, và các Hương Linh, giáng linh tọa vị về Đàn Tràng, Ban Thờ, các Tôn Tượng, Tôn Ảnh, Linh Vị, Bát Nhang được gia đình chúng con Tôn Trí để thụ hưởng phẩm vật dâng cúng, cùng vui Xuân, đón Tết cùng gia đình chúng con.
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
6. BÀI VĂN KHẤN CUNG THỈNH ÔNG TÁO VÀO ĐÊM TRỪ TỊCH (CUỐI NĂM – TRƯỚC GIAO THỪA): Lễ: hoa quả, bánh kẹo, nước, trà, rượu … Giờ cúng: Từ 21h00 đến 23h00
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Con kính lạy ngài Bản gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần quân, Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần!
Con, tên là: ……………….…………………………………………..………………;
Hiện ở tại: …………………………………………………….……………………….;
Hôm nay là ngày 29 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần!
Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái!
Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, thời khắc giao thừa đã điểm, Chúng con kính cung thỉnh ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Định Phúc Thần quân hiển linh giáng linh trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Tân Niên đã đến, Ngài đã quan lâm, lai lâm hạ giới, về với dương trần, Ngài là Vị Chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, cai quản, bảo hộ, độ trì nhân thế; Chúng con thỉnh Ngài, ngự giáng ban thờ, mong ngài lòng lành, ban cho hạnh phúc, bảo hộ bình an, tài lộc vẹn toàn, quanh năm suốt tháng. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
*********
7. VĂN CÚNG GIAO THỪA: (Tham khảo thêm ở phongthuyvahuyenthuat.com)
Vạn sự đều có sự bắt đầu và kết thúc, Giao Thừa chính là thừa điểm bắt đầu một năm mới. Vào thời khắc thiêng, đón chào một năm mới ta nên cầu mong được may mắn, tài lộc và thành công…
A. Phong tục cúng Giao Thừa:
Lễ Giao Thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch, được tiến hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới, nhằm mục đích đón – tiễn Thiên Binh đang thị sát Hạ Giới. Theo quan niệm của tùy từng địa phương, từng gia đình sẽ cúng Giao Thừa trong nhà và/hoặc ngoài sân không giống nhau. Bởi có nơi cho rằng Thiên Binh rất vội và không kịp vào từng nhà nên cần có mâm cúng ở ngoài cửa nhà.
Lễ cúng Tất Niên được thực hiện vào những ngày cuối năm. Nhưng thường là chiều 30 Tết. Trong lễ cúng này, mọi người gia chủ sẽ thực hiện đầy đủ các quy trình của lễ Tất Niên gồm: sắm lễ, bày lễ, đọc văn khấn Tất Niên và gia đình quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn tụ ngày cuối năm.
Tiếp đó đến đêm 30, cúng đón Ông Táo về lại Trần Gian (tại ban Ông Táo), rạng sáng ngày mùng 1 âm lịch, gia chủ làm lễ Giao Thừa chào đón năm mới.
Phong Tục cho rằng mỗi năm có một Ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì Thần nọ bàn giao công việc cho Thần kia, cho nên cúng tế để tiễn Ông cũ và đón Ông mới.
Để có thể cúng Giao Thừa hiệu quả cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về đồ lễ và đặc biệt không thể thiếu được văn khấn Giao Thừa. Văn bản này là một hình thức thể hiện đầy đủ nguyện vọng, mong muốn của một gia đình khi bước sang năm mới.
B. Ý nghĩa:
Bên cạnh quan niệm cúng Giao Thừa ngoài trời, trong khoảnh khắc Giao Thừa, con cháu sẽ đứng trước bàn thờ Gia Tiên để cầu khấn một năm mới có một sức khỏe dồi dào, vạn sự may mắn và sự nghiệp phát triển. Nhiều nơi gọi đây là cúng Giao Thừa trong nhà, cũng có nơi gọi đây là cúng Tổ Tiên.
Ý nghĩa của phong tục này là rũ bỏ đi những điều xấu, điều dở của năm cũ để đón những điều mới mẻ và tốt đẹp cho năm mới sang. Đặc biệt một số nơi còn coi đây là lễ trừ ma quỷ, khiến cho ma quỷ không thể làm hại những người trong gia đình hoặc mang đến những xui xẻo cho ngôi nhà của chủ nhân.
Khi cúng Giao Thừa, dù ở mỗi nơi có cách cúng khác nhau nhưng đều có chúng nội dung văn khấn Giao Thừa. Khi đọc văn khấn Giao Thừa mang ý nghĩa tâm linh thể hiện mong muốn, cầu xin các vị Thần, Tổ Tiên phù hộ độ trì cho gia đình sang năm mới mọi điều tốt đẹp. Đây là một nét văn hóa đẹp trong tín ngưỡng dân tộc của người Việt duy trì suốt bao nhiêu năm qua.
C. Cách cúng Giao Thừa:
Đầu tiên sắp đầy đủ một mâm lễ được trình bày gọn gàng với tất cả lòng thành của gia chủ đối với Tổ Tiên và các vị Thần. Đối với việc cúng Giao Thừa trong nhà bạn có thể đặt lễ trên ban thờ, hoặc trên một chiếc bàn nhỏ ngay trước ban thờ. Còn cúng Giao Thừa ngoài trời thì đặt lễ trên một chiếc bàn nhỏ ở ngoài/trước cửa ra vào.
Đến đúng khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới thì thắp hương, thắp nến (đèn) và đọc văn khấn Giao Thừa ngoài trời; tiếp đến là trong nhà. Sau khi cúng xong gia chủ khấn Thổ Công - vị thần cai quản trong nhà và xin phép cho Tổ Tiên về ăn tết cùng gia đình. Phong tục cúng giao thừa của người Nam Bộ thì Thổ Công thay thế bằng Ông Địa (bàn thờ Ông Địa được đặt trên mặt đất). Khấn xong Ông Địa thì coi như Tết đã thực sự về với gia đình của gia chủ.
Ngoài lễ cúng Giao Thừa, phong tục văn hóa người Việt còn có tục lì xì hoặc tặng tiền xu may mắn để lấy hên đầu năm. Những người nhận lì xì thường là trẻ nhỏ, con cái với mục đích mang đến nhiều may mắn, sức khỏe và học hành tiến bộ cho người nhận lì xì.
Ý nghĩa của lễ cúng Giao Thừa là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Cứ năm hết tết đến, người người đều chờ đợt thời khắc giao thừa cuối năm. Tuy nhiên nguồn gốc, ý nghĩa và các nghi lễ của phong tục đón giao thừa tết Nguyên Đán chưa chắc ai cũng rõ.
Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Còn Cao đài Từ điển giải nghĩa trừ tịch thì trừ: bỏ đi, bớt ra, cuối năm; tịch: đêm và giao thừa thì giao: giao tiếp và thừa: tiếp tục.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ Trừ Tịch còn là lễ để ” khu trừ ma quỷ”.
Ngoài ra để giải thích cho việc tại sao cúng Giao Thừa ngoài trời, dân gian cũng cho rằng lễ cúng “Giao Thừa” được tổ chức nhằm đón các Thiên Binh hay còn gọi là các vị Hành Khiển và Phán Quan. Lúc đó họ đi thị sát dưới Hạ Giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa Người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Nghi thức cúng Giao Thừa:
Theo phong tục Việt Nam từ cổ xưa, nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.
Lễ cúng Giao Thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng … nếu là Phật Tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Vào đúng thời điểm Giao Thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án.
Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc. Sau khi hết 3 tuần (03 lần lạy và khấn) thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.
* Chú ý: Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành Khiển cùng các vị Phán Quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của quan Hành Khiển và của Phán Quan năm ấy.
*** 12 vị Hành Khiển và 12 vị Phán Quan: Người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành Khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị Thần năm cũ bàn giao công việc cho vị Thần năm mới. Cho nên phải cúng Giao Thừa ở ngoài trời để tiễn đưa Thần năm cũ và đón rước Thần năm mới.
Có 12 vị Hành Khiển và 12 vị Phán Quan. Phán Quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành Khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.
1. Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh Chi Thần, Lý Tào Phán Quan.
2. Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập Lục Thương Hành Binh Chi Thần, Khúc Tào Phán Quan.
3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh Hành Binh Chi Thần, Tiêu Tào Phán Quan.
4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh Hành Binh Chi Thần, Liễu Tào Phán Quan.
5. Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh Hành Binh Chi Thần, Biểu Tào Phán Quan.
6. Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hao Hành Binh Chi Thần, Hứa Tào Phán Quan.
7. Năm Ngọ: Tần Vương Hành Khiển, Thiên Mao Hành Binh Chi Thần, Ngọc Tào Phán Quan.
8. Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan.
9. Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu Hành Binh Chi Thần, Tống Tào Phán Quan.
10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc Hành Binh Chi Thần, Cự Tào Phán Quan.
11. Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá Hành Binh Chi Thần, Thành Tào Phán Quan.
12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn Hành Binh Chi Thần, Nguyễn Tào Phán Quan.
* Chú ý: Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành Khiển cùng các vị Phán Quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của quan Hành Khiển và của Phán Quan năm ấy.
Sắm lễ cúng Giao Thừa ngoài trời bao gồm những gì?
Lễ cúng giao thừa ở ngoài trời bao gồm: Hương; Hoa; Đèn (nến); Trầu cau; Quần áo; Mũ thần linh; Mẫm lễ mặn: thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng,...
Tất cả mâm lễ được bày biện trang trọng trước cửa. Vào đúng thời điểm Giao Thừa thì chủ nhà sẽ bắt đầu cúng như: thắp đèn (nến), rót rượu, khấn văn khấn Giao Thừa ngoài trời.
Văn khấn giao thừa có thể được viết vào giấy để đọc, sau khi cháy hết 3 tuần thì hóa (đốt) lễ tiền vàng và cả giấy viết văn khấn để dâng cúng.
– Bày lễ vật cúng Giao Thừa ngoài sân, chủ lễ dâng nhang, lễ lạy, đọc bài “văn cúng Giao Thừa” năm Nhâm Dần (2022) như sau:
********
8. VĂN KHẤN CÚNG GIAO THỪA TRƯỚC NHÀ:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật – Bồ Tát!
- Con xin chí tâm kính đảnh lễ Chư Phật – Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các vị A La Hán, các vị Thánh Tăng, các Chư Vị Hộ Pháp! Con xin cung thỉnh các Ngài Giáng Lâm, Quang Lâm Đạo Tràng Pháp để giúp chúng con tiến hành nghi thức Pháp Lễ Giao thừa.
- Con xin kính mời Hoàng Thiên – Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Ngài Thành Hoàng Bổn Cảnh, Chư Vị Gia Thần, Thần Linh, Phúc Đức Chính Thần, Bản gia Thổ công - Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quan vị tiền, các Chư Hương Linh, Vong Linh trong khuôn viên Bổn Xứ.
– Ngài Cựu Niên Thiên Quan Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập Lục Thương Hành Binh Chi Tthần, Khúc Tào Phán Quan.
– Ngài Tân Niên Thiên Quan Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh Hành Binh Chi Thần, Tiêu Tào Phán Quan.
- Con xin kính mời các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại hai bên Gia đình chúng con.
Năm cũ Tân Sửu đã hết, năm mới Nhâm Dần vừa sang, thời khắc chuyển giao năm mới đã điểm, nay nhân tiết Giao thừa:
Tại: ………………………………………………… , ……………………, Việt Nam.
Con tên là: ………………………………………..; Sanh ngày: …../…../19...
Tại: ………………………………..………………………………………………………...
Hiện ở tại: ……………………………………..………………………………………….
Nhân phút thiêng liêng Giao Thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới. Nay ngài Thái Tuế Tôn Thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, giám sát muôn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân lúc Tân Xuân, gia đình chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh:
– Nhân tiết Giao Thừa, thời khắc thiêng liêng, cung thiết hương đăng, nghênh hồi Quan cũ. Cung đón tân Quan, lai giáng phàm trần, nghênh Xuân tiếp phúc. Tín chủ chúng con, thiết lễ tâm thành, nghênh tống lễ nghi.
* Cung thỉnh Ngài Cựu Niên Thiên Quan Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập Lục Thương Hành Binh Chi Tthần, Khúc Tào Phán Quan về chầu đế khuyết.
* Cung nghênh Ngài Tân Niên Thiên Quan Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh Hành Binh Chi Thần, Tiêu Tào Phán Quan, lai giáng nhân gian, trừ tai, giải ách, lưu phúc, lưu tài.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu Niên Đương Cai Thái Tuế, Ngài Tân Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Ngài Hỷ Thần, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Ngũ Lộ Tài Thần, chư vị Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân và Chư Vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn Phật Thánh, Chư Vị Tôn Thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin Chín Phương Trời, Mười Phương Chư Phật cùng Chư Vị Tôn Thần chứng giám phù hộ độ trì.
Tín chủ chúng con, chí thiết tâm thành, cầu nguyện:
– Thế Giới Hoà Bình, Quốc Gia Hưng Thịnh, Xuân Đa Hỷ Khánh, Hạ Bảo Bình An, Thu Miễn Tai Ương, Đông Nghênh Bá Phúc.
– Gia nội tăng tứ trinh tường chi phúc thọ. Phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con nhân khang vật thịnh, bốn mùa hưởng chữ an vui, tâm thiết thái bình thịnh vượng.
– Gia trung khang thái, tài như xuyên chí, lộc tự vân lai, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc như sở nguyện.
– Nam tử thanh cao, nữ nhi đoan chính, học hành tinh tiến, thương mại hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Thượng chúc Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
Canh tân xã hội, xứ xứ thường an thường thịnh, thế thế thuần phong mỹ tục vãn hồi, đạo đức cương duy, tăng long phúc thọ.
Âm siêu, dương khánh, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Tín chủ chúng con thành tâm kính dâng văn sớ, cúi xin Phật Thánh Chứng Minh, các Quan Thuỳ Từ Chiếu Giám.
Con xin Kính Cẩn Cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
*********
9. VĂN KHẤN CÚNG GIAO THỪA TRONG NHÀ:
Trong văn khấn giao thừa có văn khấn giao thừa trong nhà và văn khấn giao thừa ngoài sân. Nội dung bài văn khấn như sau:
- Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)
- Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
- Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật – Bồ Tát!
Con xin chí tâm kính đảnh lễ Chư Phật – Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các vị A La Hán, các vị Thánh Tăng, các Chư Vị Hộ Pháp! Con xin cung thỉnh các Ngài Giáng Lâm, Quang Lâm Đạo Tràng Pháp để giúp chúng con tiến hành nghi thức Pháp Lễ Giao thừa.
Con xin kính mời Hoàng Thiên – Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Ngài Thành Hoàng Bổn Cảnh, Chư Vị Gia Thần, Thần Linh, Phúc Đức Chính Thần, Bản gia Thổ công - Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quan vị tiền, các Chư Hương Linh, Vong Linh trong khuôn viên Bổn Xứ.
Con xin kính mời các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại hai bên Gia đình chúng con.
Năm cũ Tân Sửu đã hết, năm mới Nhâm Dần vừa sang, thời khắc chuyển giao năm mới đã điểm, nay nhân tiết Giao thừa:
Tại: …………………….………………………… , ……………………, Việt Nam.
Con tên là: ……………..………………………..; Sanh ngày: …../…../19...
Tại: ………………………………………….……………………………………………...
Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật - Thánh, dâng hiến Tôn Thần, tiến cúng Tổ Tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc Đức Chính Thần, Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch Tài Thần, các Ngài Bản Gia Táo Phủ Thần Quân và Chư Vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, cho phép Tiên Linh Gia Tiên Cửu Huyền Thất Tổ của chúng con về ngự lại trong gia đình chúng con đón Tết cùng cháu con.
Con lại kính mời Chư Vị Tiên Linh Gia Tiên, Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, Cô Di Tỷ Muội, Nội Ngoại Gia Tộc, Chư Vị Hương Linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị Vong Linh Tiền Chủ, Hậu Chủ, Y Thảo Phụ Mộc ở trong đất này, nhân tiết Giao Thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng Tân Xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-Di-Đà Phật!
*********
10. VĂN KHẤN CÚNG ÔNG BÀ NGÀY MỒNG MỘT TẾT: Chiều cuối năm, ta đã rước Ông Bà về ăn Tết, nên trong những ngày Tết con cháu nên dâng cúng (hoặc cơm, hoặc bánh) vào mỗi đầu ngày để ban thờ ấm cúng và mưu cầu cát tường.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày 01 tháng 02 năm 2022; (tức ngày 01 tháng Giêng (01) năm Nhâm Dần); (nhằm ngày Ất Dậu, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Năm mới đã sang, không khí mùa Xuân ngày Tết đang tràn ngập khắp nơi. Hôm nay là ngày đầu năm mới, gia đình chúng con sửa biện lễ vật dâng cúng ngày đầu năm lên các Ngài nhằm bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn vô hạn đến Chư Phật – Thánh, Thần Linh, các Hương Linh, Hội đồng Gia Tiên của dòng họ chúng con.
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
11. VĂN KHẤN CUNG TIỄN (ĐƯA) ÔNG BÀ SAU NGÀY TẾT: Những ngày đón mừng Tết rồi cũng qua mau, mọi người lần lượt trở lại với phần việc của mình theo sự phân công xã hội, Ông Bà cũng trở về nơi trú xứ của mình nơi Âm Thế. Con cháu làm lễ hóa vàng mã, đưa tiễn Ông Bà.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày ….. tháng 02 năm 2022; (tức ngày ….. tháng Giêng (01) năm Nhâm Dần); (nhằm ngày ….. (…..), tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Ngày Xuân qua mau, không khí mùa Xuân ngày Tết vẫn còn đầy ắp, nhưng theo thông lệ, tiệc Xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, hôm nay chúng con sửa biện mâm lễ dâng cúng, thiêu hóa kim ngân, lễ tạ mùa Xuân ngày Tết, cung tiễn các Ngài trở về nơi trú xứ.
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
12. VĂN KHẤN CÚNG ĐẦU NĂM - CÚNG TIÊN SƯ (THÁNH SƯ, TỔ SƯ, NGHỆ SƯ (TỔ NGHỀ)) Theo quan niệm dân gian: Có hai huyền tích được lưu truyền:
Tích thứ nhất: Tiên Sư là một Quan Thần Linh đuợc Thiên Đình cắt cử xuống hạ giới để cai quản, giám sát: việc học hành, thi cử, nghề nghiệp, công danh, sự nghiệp cho nhân gian.
Tích thứ hai: Tiên Sư còn gọi là Thánh Sư, Tổ Sư, Nghệ Sư là thầy dạy nghề các đời trước xa xưa, là Ông Tổ một nghề nào đó hoặc là người đã khám phá, khai phá nghề và truyền lại cho các thế hệ sau, nay được thờ cúng. Họ chỉ là con người bình thường nhưng được nhân dân tôn thờ vì đã có công tạo ra nghề và truyền dạy cho dân chúng. Trước đây những người cùng một nghề hay cùng buôn bán một thứ hợp nhau lại thành một phường hội, lập miếu thờ Thánh Sư.
Lễ vật cúng Tiên Sư tại nhà thường là hương, hoa, trà, rượu và một con gà. Trước đây sau khi cúng Tiên Sư xong thì làm Lễ Khai Bút đối với những ngành nghề liên quan đến con chữ hoặc làm mở hàng công việc của mình đối những nghề thủ công. Ngày nay, tục khai bút không còn phổ biến, nhưng những người thợ vẫn duy trì lễ ra mắt Tiên Sư.
Theo như quan niệm của nghề dạy học thì tiên sư của nghề là đức Khổng Tử. Ông cũng là vị thầy cao cả nhất trong xã hội Á Đông. Người đi dạy cũng như người đi học từ xưa luôn luôn xem ông là bậc "vạn thế sư biểu" tức là ông thầy tiêu biểu của muôn đời. Là một nhà giáo dục chân chính, một bậc thầy vĩ đại không phải chỉ riêng của Trung Hoa mà còn của cả thế giới loài người. Nhờ Khổng Tử địa vị của ông thầy được người đời xưa nâng cao, hơn cả địa vị của ông cha, chỉ đứng sau địa vị của ông vua.
Cúng tiên sư ngành nghề là thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và "tôn sư trọng đạo" để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc làm ăn. Chính vì vậy mà ngày cúng Tiên sư là một nét văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hiện đại với biết bao bộn bề công việc.
Người Việt rất quý trọng Thánh Sư nên ngoài việc thờ Thánh Sư tại miếu chung của phường, các gia đình trong phường cũng lập bàn thờ Thánh Sư tại gia đình mình. Trong những ngày Sóc Vọng (Mùng 1, Rằm), lễ, Tết, khi cúng Gia tiên, gia chủ cũng đồng thời cúng Thánh Sư, với đồ lễ tương tự như cúng Thổ Công.
Nhưng ngày cúng Thánh Sư quan trọng nhất trong năm là ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư. Ngày đó được cúng giỗ chung lại miếu phường và các gia đình phường viên cũng tổ chức cúng riêng tại nhà để tỏ lòng tưởng nhớ ông tổ nghề của mình. Cũng có nhiều ngành nghề không ai biết ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư, nên người ta thường chọn ngày chung tháng chung là ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch là ngày Tiên Sư để cúng Thánh Sư. Những người hành nghề, mỗi khi gặp khó khăn đều làm lễ cúng Thánh Sư để được phù hộ gặp may mắn.
Có quan niệm cho rằng: Thường những ngày đầu năm mới là những ngày thiêng nên mọi người đều có thể dùng mà không cần chọn ngày theo Thuật Trạch Cát. (Theo ý chủ quan của người viết thì nên xét lại vấn đề này, e là không đúng như thế!).
Cũng theo ý này: Các Quan Thần Linh Nhà Trời về Trời công tác trong thời điểm giao thời, sau những ngày Tết, các Ngài lần lượt trở về Hạ Giới làm việc (Mồng Chín là Ngài Tiên Sư trở lại nên cúng Vía Ngài Tiên Sư; cũng như vậy, Mồng Mười là Vía Ngài Thần Tài).
Về Lễ Cúng Đầu Năm: Lệ xưa, vào những ngày đầu năm mới, nhà nhà tổ chức Cúng Đầu Năm. Lễ này thì mỗi nhà mỗi kiểu, nhưng nhìn chung thì rơi vào các ngày: có nhà cúng Giao Thừa là cúng Đầu Năm, có nhà cúng Mồng Một, một số nhà xem, chọn ngày tốt mới cúng, còn lại, đại đa số là cúng ngày Mồng Chín (Vía Ngài Tiên Sư).
Văn khấn (Cúng Vía Tiên Sư): (Văn này chỉ cúng Vía Tiên Sư)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy Quan Thần Linh Tiên Sư!
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày 09 tháng 02 năm 2022; (tức ngày 09 tháng Giêng (01) năm Nhâm Dần); (nhằm ngày Quý Tỵ, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Hôm nay là ngày Mồng Chín tháng Giêng, là ngày Vía Tiên Sư, chúng con sửa biện mâm lễ dâng cúng, bày tỏ lòng thành, tri ân sâu sắc công lao tiền nhân, và sự ban phước lực - ân điển của các Quan Thần Linh và Ngài Tiên Sư trong suốt thời gian qua. Nhân ngày đầu năm mới, con xin cầu chúc các Ngài Khang Ninh Tinh Tấn; nguyện cầu xin các Ngài cho con tăng trưởng học lực, tay nghề, cát tường, phước đức, và gặp nhiều duyên may, nắm bắt vận hội để gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái!
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
Văn khấn (Cúng Đầu Năm và Vía Đức Tiên Sư): (Văn này cúng kết hợp, vừa cúng Đầu năm, vừa cúng Vía Tiên Sư).
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy Quan Thần Linh Tiên Sư!
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày 09 tháng 02 năm 2022; (tức ngày 09 tháng Giêng (01) năm Nhâm Dần); (nhằm ngày Quý Tỵ, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Hôm nay là ngày Mồng Chín tháng Giêng, là ngày Vía Tiên Sư, chúng con sửa biện mâm lễ dâng cúng Lễ Cúng Đầu Năm và Vía Đức Tiên Sư, bày tỏ lòng thành, tri ân sâu sắc công lao tiền nhân, và sự ban phước lực - ân điển của các Quan Thần Linh và Ngài Tiên Sư trong suốt thời gian qua. Nhân ngày đầu năm mới, con xin cầu chúc các Ngài Khang Ninh Tinh Tấn; nguyện cầu xin các Ngài cho con tăng trưởng học lực, tay nghề, cát tường, phước đức, và gặp nhiều duyên may, nắm bắt vận hội để gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái!
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
VĂN KHẤN CÚNG VÍA THẦN TÀI MỒNG 10 TẾT: Theo quan niệm dân gian, Ngày mồng 10 Tết là ngày vía Thần Tài. Ngoài ra các ngày mồng 10 mỗi tháng trong năm cũng là ngày cúng Thần Tài. Một số người cúng Mồng 2 và 16 hàng tháng.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
- Con xin kính lạy Ngài Ngũ Phương, Ngũ Lộ Tài Thần.
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh trong khuôn viên bổn xứ.
Hôm nay, ngày 10 tháng 02 năm 2022; (tức ngày 10 tháng Giêng (01) năm Mậu Tuất); (nhằm ngày Mậu Tý, tháng Giáp Dần, năm Mậu Tuất));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……….……………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Hôm nay là ngày Mồng 10 tháng Giêng, là ngày Vía Thần Tài, chúng con sửa biện mâm lễ dâng cúng, bày tỏ lòng thành, tri ân sâu sắc sự ban phước hộ trì - ân điển trợ lực, trợ duyên của các Ngài Tài Thần trong suốt thời gian qua. Nhân ngày đầu năm mới, con xin cầu chúc Ngài Khang Ninh Tinh Tấn; nguyện cầu xin Ngài cho con tăng trưởng phước duyên và gặp nhiều duyên may, nắm bắt vận hội để gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài Tài Thần tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái!
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
*********
VĂN KHẤN RẰM THÁNG GIÊNG: Ngày Rằm tháng Giêng, còn ngày là ngày Tết Nguyên Tiêu hay Lễ Thượng Nguyên; Là ngày trăng tròn dầu tiên của năm mới. Vào ngày này, mọi người thường đi Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình an, mạnh khoẻ. Đây là một dịp lễ quan trọng của Phật Tử, nên có câu: ”Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Thực tế cho thấy, ta cũng nên đặt nặng chuyện lễ cúng Rằm Tháng Giêng: Trong lễ cúng này ta cúng dàng Phật – Thánh, Tổ Tiên, nhân tiện cầu cúng xin Cầu An cho toàn gia trong cả năm; và đây cũng là ngày giải Sao Thái Bạch; …
Sắm lễ:
Dâng thức cúng (phẩm oản, bánh trái) các ban thờ trong nhà. Ngoài ra, có thể lập đàn tràng tại nhà để lễ cúng và cũng là để làm lễ giải hạn (Đàn tràng lập ở trước cửa nhà); thức cúng là một mâm cơm (nên cúng chay) và một số thức căn bản: Hương đèn, hoa quả, vàng mã, trầu cau rượu, …….
Văn khấn tết Nguyên Tiêu
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Phật Đảnh Tôn Thắng!
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát!
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Gia Thần! Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Ngài Bản Xứ Thổ Địa, Ngài Bản Gia Táo Quân cùng Chư Vị Tôn thần, Thần Linh Chủ Quản và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong Khuôn Viên Bổn Xứ.
Con xin kính lạy các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con: Họ ……… và Họ ………!
Hôm nay, ngày 02 tháng 03 năm 2018 (nhằm ngày 15 tháng Giêng (01) năm Mậu Tuất (tức ngày Quý Tỵ, tháng Giáp Dần, năm Mậu Tuất);
Tại: ……………………………………………..….………………….., …………………;
Con, tên là: ……………………………..; sanh ngày: …../…../19…..;
Tại: ……………..…………………………………., ……………;
Hiện ở tại: …………..……………………………………………………., ……………;
Hợp cùng toàn thể thành viên trong gia đình chúng con/các đồng nghiệp, cộng sự của tập thể đơn vị …................................................
Chúng con lòng thành, dâng lên lễ vật hiến cúng nhằm kính cáo về việc: Hôm nay nhân tiết Vọng đầu tiên của năm mới; là ngày Rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu, nhằm Tiết Nguyên Tiêu; , chúng con lòng thành, sửa biện hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình, chúng con xin các Ngài Giáng Lâm, Quang Lâm Đạo Tràng Pháp để giúp chúng con được tiến hành Nghi Pháp Lễ Cúng Sóc - Vọng.
Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho tất cả những thành viên tham dự Nghi Pháp Lễ hôm nay và cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo Nhân Lành, Duyên Lành, và Chủng Tử Như Lai, Hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát, Vãng Sanh Cực Lạc cho các thành viên trong gia đình của chúng con/các đồng nghiệp, cộng sự của tập thể đơn vị …... và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong Bổn Xứ này!.
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con, giúp cho các thành viên trong gia đình chúng con, các đồng nghiệp, cộng sự của con: Mạnh Khỏe, Bình An, Hạnh Phúc; May Mắn, Tài Lộc, Phúc Lộc Thọ Trường, Khang Ninh Thịnh Vượng, Đoàn Kết, Thương Yêu, Hỗ tRợ giúp đỡ lẫn nhau hướng đến Mục Tiêu Phát Triển và Một Cuộc Sống Chất Lượng; được Tịnh Hóa Nghiệp Chướng, được giảm/giải mọi Nghiệp Chướng, Chướng Duyên và Bệnh Tật, được trợ duyên để vượt qua chướng ngại, sống có ích, giúp ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội.
Con xin kính mời các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và ban phước gia trì, gia hộ, độ trì cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Con xin Sám Hối, Hồi Hướng và Chú Nguyện cho Sự Giác Ngộ Giải Thoát và Vãng Sanh Cực Lạc, sự Tịnh Hóa Nghiệp Chướng, Chướng Duyên Nhiều Đời Nhiều Kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, Chư Vị Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Ngài Thổ Công, Thổ Địa và các Chư Vị, Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của chúng con, các gia đình các thành viên trong cộng đồng thôn xóm chúng con!
Xin Chư Phật, Chư Bồ Tát ban phước gia trì cho những món Pháp Thực được dâng cúng này, nương nhờ nơi oai lực của lời Thần Chú “Om A Hum” sẽ trở thành các món Pháp Thực Cam Lồ, biến hóa nhiều như Núi Tu Di, Ngon Hơn và Thanh Tịnh Hơn; để những ai thọ nhận những món Pháp Thực này đều nhận được Chủng Tử Như Lai, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát của đạo Bồ Đề, thoát khỏi Vòng Lưu Chuyển Sanh Tử Luân Hồi.
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ!
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần).
Om A Hum! (x lần)
* Góp ý: Theo ý chủ quan của Thiên Phú thì Tín Chủ nên hành trì thêm Nghi Quỹ sau để được Cát Tường bội phần.
Nhiều quan điểm cho rằng: chưa là Phật Tử tu tập thuần thành, chưa có một vị Thầy hướng dẫn thì không nên sử dụng Thần Chú, gây nguy hiểm, lợi bất cập hại, …
Cá nhân tôi là một người nghiên cứu, học hỏi, hiểu và vận dụng, thực hành pháp của Đức Phật, áp dụng lên bản thân, cho gia đình, bạn bè thân – quen – sơ, các khách hàng, đối tác kinh doanh, … thấy vẫn … “chạy tốt”.
Thôi thì tùy duyên vậy! Tôi nêu ra đây để mọi người tham khảo!
Dám Yêu! Dám Liều! Thì biết đâu gặt hái được điều lợi lạc!
- Tam Muội Da Giới, Khai Yết Hầu:
Án, bộ bộ đế, rị già đa, rị đát đa, nga đa da. (3 lần)
Án, tam muội da tát đỏa phạm. (3 lần)
- Biến Thực Chân Ngôn:
Nam mô tát phạ đát tha nga đá, phạ rô chỉ đế, án, tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần)
- Cam Lộ Thủy Chân Ngôn:
Nam mô tô rô ba da, đát tha nga đa da, đát điệt tha: án, tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (3 lần)
(hoặc đọc: NAMAḤ SURŪPAYA TATHĀGATĀYA_ TADYATHĀ: OṂ SDURU SRURU PRASURU PRASURU SVĀHĀ).
- Nhất Tự Thủy Luân Chân Ngôn:
Án, noan noan noan noan noan. (3 lần)
- Nhũ Hải Chân Ngôn:
Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm, án noan. (3 Lần)
- Phổ Cúng Dường Chân Ngôn:
Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
Nam mô Phổ Cúng Dường Bồ tát ma ha tát. (3 lần)
- Chân Ngôn Vãng Sanh:
Nam mô a di đa bà dạ/ Đa tha già đa dạ/ Đa địa dạ tha/ A di rị đô bà tỳ/ A di rị đa tất đam bà tỳ/ A di rị đa tỳ ca lan đế/ A di rị đa tỳ ca lan đa/ Già di nị, già già na/ Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)
Nam mô Sanh Tịnh Độ Bồ tát ma ha tát. (3 lần)
Chúc Quý Vị và Quý Quyến một năm mới Hạnh Phúc, Mạnh Khỏe và Vạn Sự Như Ý, An Khang Thịnh Vượng!
Thiên Phú.
Note: Tham khảo thêm bài viết đầy đủ tại phongthuyvahuyenthuat.com.
Xin giới thiệu đến Quý Vị các bài văn khấn/cúng trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là văn cúng theo Nghi Thức Phật Giáo, mưu cầu mong mang lại nhiều lợi lạc cho Bá Tánh.
Chúng tôi muốn chuyển tải đến Quý Độc Giả nội dung chung nhất, những mong điều tốt đẹp nhất đến với mọi người nên bài viết văn cúng dài, để đảm bảo cho nội dung công việc, xin mọi người tùy chỉnh theo nhu cầu của mình để có được bài văn cúng hợp lý.
1. VĂN KHẤN SỬA CHỮA NHÀ: (hoặc sửa sang, quét dọn nhà, ban thờ, … đón Tết):Những người cẩn thận quan niệm: việc tùy tiện sửa chữa nhà cửa, ban thờ sẽ gây nên những chuyện không hay, động; vì vậy nên có tục chọn ngày giờ cát tường và có văn khấn xin sửa chữa…
Dâng nhang và khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
– Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ - Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm 2022 (tức ngày ... tháng 12 (tháng Chạp) năm Tân Sửu); (nhằm ngày ..., tháng ..., năm Tân Sứu);
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa Xuân ngày Tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón Xuân, gia đình của chúng con có nhu cầu: sửa sang, quét dọn nhà cửa, (quét vôi, sơn tường, …); và quét dọn, xếp đặt ban thờ, thay (bốc lại) bát nhang, … chúng con xin các Ngài hoan hỷ, miễn chấp, cho chúng con xin phép tiến hành sửa chữa, thực hiện các hạng mục.
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành cho chúng con;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật!
* * * * * * * * *
2. VĂN KHẤN CÚNG KHI TU TẢO PHẦN MỘ: (hoặc dâng nhang rồi khấn khi Tu Tảo Mộ Phần vào dịp đón Tết (Tháng Chạp (12 Âm Lịch), hoặc tiết Thanh minh):
Bên cạnh việc sửa sang nhà cửa, ban thờ để đón Tết, người Việt ta còn có một truyền thống tốt đẹp, mang đậm tính nhân văn, đó là tu sửa mộ phần, lăng tẩm cho Ông Bà Gia Tiên theo tín ngưỡng Thờ Cúng Ông Bà.
Cứ mỗi dịp cuối năm, khi sắp đến Tết Nguyên Đán, mọi người đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ Ông Bà, Cha Mẹ, Người Thân của mình để tỏ lòng hiếu thuận. Những mộ đất (chưa xây) thì phát hoang, dẫy cỏ cho mộ và khuôn viên xung quanh (gọi là dẫy mộ, dẫy mả), vun đắp nấm mộ; Những mộ đã xây cất thì quét dọn, quét vôi, sơn sửa, chà rửa sạch sẽ, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả những phần mộ của các vị Tổ Tiên Nhiều Đời trước đó để chuẩn bị đón Tết.
Tu sửa hoàn thành thì gia chủ tổ chức một lễ cúng: gọi là Chạp Mả (nên tháng 12 này gọi là tháng Chạp).
Phong tục mỗi nơi mỗi khác, có vùng Chạp Mả vào tháng Chạp (Tháng 12 AL), có vùng Chạp vào tiết Thanh Minh (tháng 02-03 AL); có vùng Tháng 9-10-11 Âm Lịch (như các tỉnh ven biển miền Trung, quan niệm rằng tu sửa sớm để mưa bão không làm mất nấm mộ (vùng ven biển đất có cát hoặc nhiều cát)).
Thăm viếng phần mộ Tổ Tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “Đạo Thờ Cúng Ông Bà” của Dân Tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, thì mùa Xuân ngày Tết, chốn quay về vẫn là Gia Đình, Quê Hương.
Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tu tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với Ông Bà, Tổ Tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời Ông Bà Tổ Tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với Gia Đình.
Thủ tục tiếp theo là rước Ông Bà vào ngày 30 âm lịch về ăn Tết; và đưa Ông Bà, thường là vào trưa mồng 3 hoặc mồng 4, 5 tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.
Thường thì ngày tiễn đưa Ông Bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được Tổ Tiên phù hộ cho một năm mới với bao nỗi lo toan cơm áo gạo tiền của đời sống thường nhật.
Văn khấn tu sửa mộ (Cuối năm, hoặc Thanh Minh, hoặc thăm mộ):
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Sơn Thần, Lâm Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con: Họ .................. , và Họ …………………….…………………!
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Hôm nay, chúng con ….. (Dâng cúng (nếu có cúng, nếu không thì bỏ phần này) phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi) …………. kính cáo Chư Vị….. (kính viếng vong linh là ……………..; hoặc cho con tu sửa …………..) … :
Kính cáo Hương Linh (Tên của Ông, Bà, Cha Mẹ v.v…): …………………..; Tuổi: …………………
Tạ thế ngày: …… tháng…………. năm………………….
Phần mộ ký táng tại: …………………………………………………
Nay nhân ngày……………… (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát, nhờ vào Thần Quan, Tôn Thần Long Mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ Thủ Mộ Thần Quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, hạnh phúc bình an, mạnh khỏe cát tường, khang ninh thịnh vượng. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Chư Vị Hộ Pháp! Và kính mong các Chư Vị Thần Linh, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho Cửu Huyền Thất Tổ và gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật!
Om Ma Ni Pad Me Hum!
* * * * * * * * *
3. TẾT ÔNG TÁO (TẾT ÔNG CÔNG – THỔ CÔNG):
Phong tục cúng đưa ông Táo về Trời ngày 23 tháng Chạp (Táo Quân):
Táo Quân (Ông Táo/Ông Công/Táo Công/Thổ Công…) trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo (Tàu) nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp Núc.
Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết Tam Vị Nhất Thể (thuyết Ba Ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:
* Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.
Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.
Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.
Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.
Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.
Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất kính trọng.
Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.
Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra từ 23h00 đêm 22 đến trước 12h00 trưa ngày 23 tháng Chạp, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Có quan niệm cho rằng: Ông cũng là Thổ Công, là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ Nhất Gia Chi Chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một Vị, mà thờ ba Vị Thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba Vị Thần này, mỗi Vị trông coi một việc khác nhau.
Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
Thổ Địa: trông coi việc nhà.
Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn, nhà, đất…..
Bài vị của ba Thần được lập chung và viết như sau:
Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân,
Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần,
Bản Gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần.
Mỗi gia đình có riêng một Thổ Công. Hàng năm các Thổ Công này được thay thế vào ngày 23 tháng Chạp (gọi là ngày Ông Táo lên Trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng Ông Công, rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.
Mũ Thổ Công:
Mũ Thổ Công là một cỗ gồm 3 chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ cho ba vị Thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.
Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.
Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ (trắng – xanh – đen - đỏ - vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.
Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.
Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo Quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo Quân năm sau.
Cúng Thổ Công:
Cúng vào ngày giỗ, ngày Tết, Mồng 1, Rằm hàng tháng. Có thể cúng chay hoặc mặn.
Trong Mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
Những khi làm lễ cúng Gia Tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia Tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.
Tết Thổ Công:
Thổ Công là Vị Thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết Ông Công).
Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sông và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên Trời (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành Rồng để cho Ông Táo cưỡi.).
Việc chưng bày vật phẩm cá chép tại nhà dịp Tết sau khi tiễn Ông Táo Về Trời luôn mang lại điều tốt lành cho gia chủ cả năm.
Lễ vật: Mâm cỗ mặn (có thể không có), bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn, hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng, ba con cá chép sống (nếu có; có thể đơn giản phần này (mê tín)).
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái, cúng 03 tuần (lần), lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở Ông Táo lên chầu Trời.
Giờ cúng: đêm muộn ngày 22, rạng ngày 23 tháng Chạp.
BÀI VĂN KHẤN CUNG TIỄN ÔNG TÁO VỀ TRỜI NGÀY TẾT ÔNG TÁO (23 THÁNG CHẠP):
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Con kính lạy ngài Bản gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần quân, Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần!
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần!
Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời các Ngài hiển linh trước án, thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là Vị Chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an khang thịnh vượng.
Nay theo thông lệ, Ngài về chầu Ngọc Hoàng, gia đình chúng con xin cung tiễn Ngài, kính cầu Ngài an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
* * * * * * * * *
VĂN KHẤN THỔ CÔNG:
Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.
- Nam mô A Di Đà Phật!
– Con kính lạy Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần, Ngài Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân, Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Bản Gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần !
– Con kính lạy các Ngài Thần Linh Cai Quản trong Xứ này.
Con tên là…………………………………Tuổi……………………
Ngụ tại………………………………………………………………
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân (nếu có), trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, Ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngài Bản Gia Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc Đức Chính Thần.
Kính lạy các Ngài, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
* * * * * * * * *
4. VĂN KHẤN CÚNG TẤT NIÊN (CÚNG TẠ):
Thủ tục này cũng tựa như buổi báo cáo tổng kết cuối năm đến Phật - Thánh, Thần Linh, Gia Tiên và (cũng như) gia đình, bạn bè, xóm giềng, … Theo tinh thần: Trước là lễ cúng tạ, sau là thụ lộc để đãi khách.
Người có điều kiện thì tổ chức sớm, cách Tết vài ngày (có quan niệm là tổ chức trước Tết Táo Quân, để khi Ông về Thiên Đình “làm việc” thì có “thông tin” để mà “báo cáo”; cũng có quan niệm là chọn lựa ngày cát tường (cuối năm) để cúng.
Có người lại nhóm gộp vào lễ cúng ngày cuối năm: vừa Cúng Tất Niên, vừa cúng Rước Ông Bà. Đây thật sự là bữa cơm Tất Niên ý nghĩa.
Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
– Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày ….. tháng 02 năm 2022; (tức ngày ….. tháng Chạp (12) năm Tân Sửu); (nhằm ngày …………………….., tháng .................., năm Tân Sửu));
Tại: …………………………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..……………………………..…;
Sanh ngày: ………….……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………….…………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa Xuân ngày Tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón xuân, mừng Tết Nhâm Dần, Gia đình của chúng con sửa sang nhà cửa, quét dọn ban thờ; thức cúng tợ dâng, bày biện hương hoa trà quả, nay chúng con lại sửa biện mâm cơm, gia đình chúng con xin kính cáo cùng Chư Phật - Thánh, Thần Linh và các Hương Linh: Trong suốt một năm qua, nhờ ơn gia hộ của các Ngài, gia đình chúng con đã gặt hái được những thành công ……………………..………..………..………..………..
………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..
Nay năm cũ sắp qua, trước thềm năm mới, chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái!
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
5. VĂN KHẤN CUNG THỈNH (MỜI) ÔNG BÀ VỀ ĂN TẾT:
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, sau khi sửa soạn quét dọn trang hoàng nhà cửa, con cháu làm lễ rước Ông Bà về ăn Tết.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
- Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
- Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
- Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
- Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày 31 tháng 01 năm 2022; (tức ngày 29 tháng Chạp (12) năm Tân Sửu); (nhằm ngày Giáp Thân, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu);
Tại: ……………………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………..…………………………………………..………………;
Sanh ngày: …….……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: …….………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa Xuân ngày Tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón xuân, mừng Tết Nhâm Dần, Gia đình của chúng con sửa sang nhà cửa, quét dọn ban thờ; thức cúng tợ dâng, bày biện hương hoa trà quả, nay chúng con lại sửa biện mâm cơm, gia đình chúng con xin kính cung thỉnh Phật - Thánh, và các Hương Linh, giáng linh tọa vị về Đàn Tràng, Ban Thờ, các Tôn Tượng, Tôn Ảnh, Linh Vị, Bát Nhang được gia đình chúng con Tôn Trí để thụ hưởng phẩm vật dâng cúng, cùng vui Xuân, đón Tết cùng gia đình chúng con.
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
6. BÀI VĂN KHẤN CUNG THỈNH ÔNG TÁO VÀO ĐÊM TRỪ TỊCH (CUỐI NĂM – TRƯỚC GIAO THỪA): Lễ: hoa quả, bánh kẹo, nước, trà, rượu … Giờ cúng: Từ 21h00 đến 23h00
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Con kính lạy ngài Bản gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần quân, Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần!
Con, tên là: ……………….…………………………………………..………………;
Hiện ở tại: …………………………………………………….……………………….;
Hôm nay là ngày 29 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần!
Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái!
Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, thời khắc giao thừa đã điểm, Chúng con kính cung thỉnh ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Định Phúc Thần quân hiển linh giáng linh trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Tân Niên đã đến, Ngài đã quan lâm, lai lâm hạ giới, về với dương trần, Ngài là Vị Chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, cai quản, bảo hộ, độ trì nhân thế; Chúng con thỉnh Ngài, ngự giáng ban thờ, mong ngài lòng lành, ban cho hạnh phúc, bảo hộ bình an, tài lộc vẹn toàn, quanh năm suốt tháng. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
*********
7. VĂN CÚNG GIAO THỪA: (Tham khảo thêm ở phongthuyvahuyenthuat.com)
Vạn sự đều có sự bắt đầu và kết thúc, Giao Thừa chính là thừa điểm bắt đầu một năm mới. Vào thời khắc thiêng, đón chào một năm mới ta nên cầu mong được may mắn, tài lộc và thành công…
A. Phong tục cúng Giao Thừa:
Lễ Giao Thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch, được tiến hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới, nhằm mục đích đón – tiễn Thiên Binh đang thị sát Hạ Giới. Theo quan niệm của tùy từng địa phương, từng gia đình sẽ cúng Giao Thừa trong nhà và/hoặc ngoài sân không giống nhau. Bởi có nơi cho rằng Thiên Binh rất vội và không kịp vào từng nhà nên cần có mâm cúng ở ngoài cửa nhà.
Lễ cúng Tất Niên được thực hiện vào những ngày cuối năm. Nhưng thường là chiều 30 Tết. Trong lễ cúng này, mọi người gia chủ sẽ thực hiện đầy đủ các quy trình của lễ Tất Niên gồm: sắm lễ, bày lễ, đọc văn khấn Tất Niên và gia đình quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn tụ ngày cuối năm.
Tiếp đó đến đêm 30, cúng đón Ông Táo về lại Trần Gian (tại ban Ông Táo), rạng sáng ngày mùng 1 âm lịch, gia chủ làm lễ Giao Thừa chào đón năm mới.
Phong Tục cho rằng mỗi năm có một Ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì Thần nọ bàn giao công việc cho Thần kia, cho nên cúng tế để tiễn Ông cũ và đón Ông mới.
Để có thể cúng Giao Thừa hiệu quả cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về đồ lễ và đặc biệt không thể thiếu được văn khấn Giao Thừa. Văn bản này là một hình thức thể hiện đầy đủ nguyện vọng, mong muốn của một gia đình khi bước sang năm mới.
B. Ý nghĩa:
Bên cạnh quan niệm cúng Giao Thừa ngoài trời, trong khoảnh khắc Giao Thừa, con cháu sẽ đứng trước bàn thờ Gia Tiên để cầu khấn một năm mới có một sức khỏe dồi dào, vạn sự may mắn và sự nghiệp phát triển. Nhiều nơi gọi đây là cúng Giao Thừa trong nhà, cũng có nơi gọi đây là cúng Tổ Tiên.
Ý nghĩa của phong tục này là rũ bỏ đi những điều xấu, điều dở của năm cũ để đón những điều mới mẻ và tốt đẹp cho năm mới sang. Đặc biệt một số nơi còn coi đây là lễ trừ ma quỷ, khiến cho ma quỷ không thể làm hại những người trong gia đình hoặc mang đến những xui xẻo cho ngôi nhà của chủ nhân.
Khi cúng Giao Thừa, dù ở mỗi nơi có cách cúng khác nhau nhưng đều có chúng nội dung văn khấn Giao Thừa. Khi đọc văn khấn Giao Thừa mang ý nghĩa tâm linh thể hiện mong muốn, cầu xin các vị Thần, Tổ Tiên phù hộ độ trì cho gia đình sang năm mới mọi điều tốt đẹp. Đây là một nét văn hóa đẹp trong tín ngưỡng dân tộc của người Việt duy trì suốt bao nhiêu năm qua.
C. Cách cúng Giao Thừa:
Đầu tiên sắp đầy đủ một mâm lễ được trình bày gọn gàng với tất cả lòng thành của gia chủ đối với Tổ Tiên và các vị Thần. Đối với việc cúng Giao Thừa trong nhà bạn có thể đặt lễ trên ban thờ, hoặc trên một chiếc bàn nhỏ ngay trước ban thờ. Còn cúng Giao Thừa ngoài trời thì đặt lễ trên một chiếc bàn nhỏ ở ngoài/trước cửa ra vào.
Đến đúng khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới thì thắp hương, thắp nến (đèn) và đọc văn khấn Giao Thừa ngoài trời; tiếp đến là trong nhà. Sau khi cúng xong gia chủ khấn Thổ Công - vị thần cai quản trong nhà và xin phép cho Tổ Tiên về ăn tết cùng gia đình. Phong tục cúng giao thừa của người Nam Bộ thì Thổ Công thay thế bằng Ông Địa (bàn thờ Ông Địa được đặt trên mặt đất). Khấn xong Ông Địa thì coi như Tết đã thực sự về với gia đình của gia chủ.
Ngoài lễ cúng Giao Thừa, phong tục văn hóa người Việt còn có tục lì xì hoặc tặng tiền xu may mắn để lấy hên đầu năm. Những người nhận lì xì thường là trẻ nhỏ, con cái với mục đích mang đến nhiều may mắn, sức khỏe và học hành tiến bộ cho người nhận lì xì.
Ý nghĩa của lễ cúng Giao Thừa là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Cứ năm hết tết đến, người người đều chờ đợt thời khắc giao thừa cuối năm. Tuy nhiên nguồn gốc, ý nghĩa và các nghi lễ của phong tục đón giao thừa tết Nguyên Đán chưa chắc ai cũng rõ.
Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Còn Cao đài Từ điển giải nghĩa trừ tịch thì trừ: bỏ đi, bớt ra, cuối năm; tịch: đêm và giao thừa thì giao: giao tiếp và thừa: tiếp tục.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ Trừ Tịch còn là lễ để ” khu trừ ma quỷ”.
Ngoài ra để giải thích cho việc tại sao cúng Giao Thừa ngoài trời, dân gian cũng cho rằng lễ cúng “Giao Thừa” được tổ chức nhằm đón các Thiên Binh hay còn gọi là các vị Hành Khiển và Phán Quan. Lúc đó họ đi thị sát dưới Hạ Giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa Người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Nghi thức cúng Giao Thừa:
Theo phong tục Việt Nam từ cổ xưa, nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.
Lễ cúng Giao Thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng … nếu là Phật Tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Vào đúng thời điểm Giao Thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án.
Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc. Sau khi hết 3 tuần (03 lần lạy và khấn) thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.
* Chú ý: Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành Khiển cùng các vị Phán Quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của quan Hành Khiển và của Phán Quan năm ấy.
*** 12 vị Hành Khiển và 12 vị Phán Quan: Người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành Khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị Thần năm cũ bàn giao công việc cho vị Thần năm mới. Cho nên phải cúng Giao Thừa ở ngoài trời để tiễn đưa Thần năm cũ và đón rước Thần năm mới.
Có 12 vị Hành Khiển và 12 vị Phán Quan. Phán Quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành Khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.
1. Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh Chi Thần, Lý Tào Phán Quan.
2. Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập Lục Thương Hành Binh Chi Thần, Khúc Tào Phán Quan.
3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh Hành Binh Chi Thần, Tiêu Tào Phán Quan.
4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh Hành Binh Chi Thần, Liễu Tào Phán Quan.
5. Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh Hành Binh Chi Thần, Biểu Tào Phán Quan.
6. Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hao Hành Binh Chi Thần, Hứa Tào Phán Quan.
7. Năm Ngọ: Tần Vương Hành Khiển, Thiên Mao Hành Binh Chi Thần, Ngọc Tào Phán Quan.
8. Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan.
9. Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu Hành Binh Chi Thần, Tống Tào Phán Quan.
10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc Hành Binh Chi Thần, Cự Tào Phán Quan.
11. Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá Hành Binh Chi Thần, Thành Tào Phán Quan.
12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn Hành Binh Chi Thần, Nguyễn Tào Phán Quan.
* Chú ý: Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành Khiển cùng các vị Phán Quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của quan Hành Khiển và của Phán Quan năm ấy.
Sắm lễ cúng Giao Thừa ngoài trời bao gồm những gì?
Lễ cúng giao thừa ở ngoài trời bao gồm: Hương; Hoa; Đèn (nến); Trầu cau; Quần áo; Mũ thần linh; Mẫm lễ mặn: thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng,...
Tất cả mâm lễ được bày biện trang trọng trước cửa. Vào đúng thời điểm Giao Thừa thì chủ nhà sẽ bắt đầu cúng như: thắp đèn (nến), rót rượu, khấn văn khấn Giao Thừa ngoài trời.
Văn khấn giao thừa có thể được viết vào giấy để đọc, sau khi cháy hết 3 tuần thì hóa (đốt) lễ tiền vàng và cả giấy viết văn khấn để dâng cúng.
– Bày lễ vật cúng Giao Thừa ngoài sân, chủ lễ dâng nhang, lễ lạy, đọc bài “văn cúng Giao Thừa” năm Nhâm Dần (2022) như sau:
********
8. VĂN KHẤN CÚNG GIAO THỪA TRƯỚC NHÀ:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật – Bồ Tát!
- Con xin chí tâm kính đảnh lễ Chư Phật – Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các vị A La Hán, các vị Thánh Tăng, các Chư Vị Hộ Pháp! Con xin cung thỉnh các Ngài Giáng Lâm, Quang Lâm Đạo Tràng Pháp để giúp chúng con tiến hành nghi thức Pháp Lễ Giao thừa.
- Con xin kính mời Hoàng Thiên – Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Ngài Thành Hoàng Bổn Cảnh, Chư Vị Gia Thần, Thần Linh, Phúc Đức Chính Thần, Bản gia Thổ công - Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quan vị tiền, các Chư Hương Linh, Vong Linh trong khuôn viên Bổn Xứ.
– Ngài Cựu Niên Thiên Quan Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập Lục Thương Hành Binh Chi Tthần, Khúc Tào Phán Quan.
– Ngài Tân Niên Thiên Quan Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh Hành Binh Chi Thần, Tiêu Tào Phán Quan.
- Con xin kính mời các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại hai bên Gia đình chúng con.
Năm cũ Tân Sửu đã hết, năm mới Nhâm Dần vừa sang, thời khắc chuyển giao năm mới đã điểm, nay nhân tiết Giao thừa:
Tại: ………………………………………………… , ……………………, Việt Nam.
Con tên là: ………………………………………..; Sanh ngày: …../…../19...
Tại: ………………………………..………………………………………………………...
Hiện ở tại: ……………………………………..………………………………………….
Nhân phút thiêng liêng Giao Thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới. Nay ngài Thái Tuế Tôn Thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, giám sát muôn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân lúc Tân Xuân, gia đình chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh:
– Nhân tiết Giao Thừa, thời khắc thiêng liêng, cung thiết hương đăng, nghênh hồi Quan cũ. Cung đón tân Quan, lai giáng phàm trần, nghênh Xuân tiếp phúc. Tín chủ chúng con, thiết lễ tâm thành, nghênh tống lễ nghi.
* Cung thỉnh Ngài Cựu Niên Thiên Quan Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập Lục Thương Hành Binh Chi Tthần, Khúc Tào Phán Quan về chầu đế khuyết.
* Cung nghênh Ngài Tân Niên Thiên Quan Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh Hành Binh Chi Thần, Tiêu Tào Phán Quan, lai giáng nhân gian, trừ tai, giải ách, lưu phúc, lưu tài.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu Niên Đương Cai Thái Tuế, Ngài Tân Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Ngài Hỷ Thần, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Ngũ Lộ Tài Thần, chư vị Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân và Chư Vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn Phật Thánh, Chư Vị Tôn Thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin Chín Phương Trời, Mười Phương Chư Phật cùng Chư Vị Tôn Thần chứng giám phù hộ độ trì.
Tín chủ chúng con, chí thiết tâm thành, cầu nguyện:
– Thế Giới Hoà Bình, Quốc Gia Hưng Thịnh, Xuân Đa Hỷ Khánh, Hạ Bảo Bình An, Thu Miễn Tai Ương, Đông Nghênh Bá Phúc.
– Gia nội tăng tứ trinh tường chi phúc thọ. Phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con nhân khang vật thịnh, bốn mùa hưởng chữ an vui, tâm thiết thái bình thịnh vượng.
– Gia trung khang thái, tài như xuyên chí, lộc tự vân lai, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc như sở nguyện.
– Nam tử thanh cao, nữ nhi đoan chính, học hành tinh tiến, thương mại hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Thượng chúc Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
Canh tân xã hội, xứ xứ thường an thường thịnh, thế thế thuần phong mỹ tục vãn hồi, đạo đức cương duy, tăng long phúc thọ.
Âm siêu, dương khánh, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Tín chủ chúng con thành tâm kính dâng văn sớ, cúi xin Phật Thánh Chứng Minh, các Quan Thuỳ Từ Chiếu Giám.
Con xin Kính Cẩn Cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
*********
9. VĂN KHẤN CÚNG GIAO THỪA TRONG NHÀ:
Trong văn khấn giao thừa có văn khấn giao thừa trong nhà và văn khấn giao thừa ngoài sân. Nội dung bài văn khấn như sau:
- Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)
- Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
- Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật – Bồ Tát!
Con xin chí tâm kính đảnh lễ Chư Phật – Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các vị A La Hán, các vị Thánh Tăng, các Chư Vị Hộ Pháp! Con xin cung thỉnh các Ngài Giáng Lâm, Quang Lâm Đạo Tràng Pháp để giúp chúng con tiến hành nghi thức Pháp Lễ Giao thừa.
Con xin kính mời Hoàng Thiên – Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Ngài Thành Hoàng Bổn Cảnh, Chư Vị Gia Thần, Thần Linh, Phúc Đức Chính Thần, Bản gia Thổ công - Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quan vị tiền, các Chư Hương Linh, Vong Linh trong khuôn viên Bổn Xứ.
Con xin kính mời các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại hai bên Gia đình chúng con.
Năm cũ Tân Sửu đã hết, năm mới Nhâm Dần vừa sang, thời khắc chuyển giao năm mới đã điểm, nay nhân tiết Giao thừa:
Tại: …………………….………………………… , ……………………, Việt Nam.
Con tên là: ……………..………………………..; Sanh ngày: …../…../19...
Tại: ………………………………………….……………………………………………...
Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật - Thánh, dâng hiến Tôn Thần, tiến cúng Tổ Tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc Đức Chính Thần, Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch Tài Thần, các Ngài Bản Gia Táo Phủ Thần Quân và Chư Vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, cho phép Tiên Linh Gia Tiên Cửu Huyền Thất Tổ của chúng con về ngự lại trong gia đình chúng con đón Tết cùng cháu con.
Con lại kính mời Chư Vị Tiên Linh Gia Tiên, Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, Cô Di Tỷ Muội, Nội Ngoại Gia Tộc, Chư Vị Hương Linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị Vong Linh Tiền Chủ, Hậu Chủ, Y Thảo Phụ Mộc ở trong đất này, nhân tiết Giao Thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng Tân Xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-Di-Đà Phật!
*********
10. VĂN KHẤN CÚNG ÔNG BÀ NGÀY MỒNG MỘT TẾT: Chiều cuối năm, ta đã rước Ông Bà về ăn Tết, nên trong những ngày Tết con cháu nên dâng cúng (hoặc cơm, hoặc bánh) vào mỗi đầu ngày để ban thờ ấm cúng và mưu cầu cát tường.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày 01 tháng 02 năm 2022; (tức ngày 01 tháng Giêng (01) năm Nhâm Dần); (nhằm ngày Ất Dậu, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Năm mới đã sang, không khí mùa Xuân ngày Tết đang tràn ngập khắp nơi. Hôm nay là ngày đầu năm mới, gia đình chúng con sửa biện lễ vật dâng cúng ngày đầu năm lên các Ngài nhằm bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn vô hạn đến Chư Phật – Thánh, Thần Linh, các Hương Linh, Hội đồng Gia Tiên của dòng họ chúng con.
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
11. VĂN KHẤN CUNG TIỄN (ĐƯA) ÔNG BÀ SAU NGÀY TẾT: Những ngày đón mừng Tết rồi cũng qua mau, mọi người lần lượt trở lại với phần việc của mình theo sự phân công xã hội, Ông Bà cũng trở về nơi trú xứ của mình nơi Âm Thế. Con cháu làm lễ hóa vàng mã, đưa tiễn Ông Bà.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày ….. tháng 02 năm 2022; (tức ngày ….. tháng Giêng (01) năm Nhâm Dần); (nhằm ngày ….. (…..), tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Ngày Xuân qua mau, không khí mùa Xuân ngày Tết vẫn còn đầy ắp, nhưng theo thông lệ, tiệc Xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, hôm nay chúng con sửa biện mâm lễ dâng cúng, thiêu hóa kim ngân, lễ tạ mùa Xuân ngày Tết, cung tiễn các Ngài trở về nơi trú xứ.
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
12. VĂN KHẤN CÚNG ĐẦU NĂM - CÚNG TIÊN SƯ (THÁNH SƯ, TỔ SƯ, NGHỆ SƯ (TỔ NGHỀ)) Theo quan niệm dân gian: Có hai huyền tích được lưu truyền:
Tích thứ nhất: Tiên Sư là một Quan Thần Linh đuợc Thiên Đình cắt cử xuống hạ giới để cai quản, giám sát: việc học hành, thi cử, nghề nghiệp, công danh, sự nghiệp cho nhân gian.
Tích thứ hai: Tiên Sư còn gọi là Thánh Sư, Tổ Sư, Nghệ Sư là thầy dạy nghề các đời trước xa xưa, là Ông Tổ một nghề nào đó hoặc là người đã khám phá, khai phá nghề và truyền lại cho các thế hệ sau, nay được thờ cúng. Họ chỉ là con người bình thường nhưng được nhân dân tôn thờ vì đã có công tạo ra nghề và truyền dạy cho dân chúng. Trước đây những người cùng một nghề hay cùng buôn bán một thứ hợp nhau lại thành một phường hội, lập miếu thờ Thánh Sư.
Lễ vật cúng Tiên Sư tại nhà thường là hương, hoa, trà, rượu và một con gà. Trước đây sau khi cúng Tiên Sư xong thì làm Lễ Khai Bút đối với những ngành nghề liên quan đến con chữ hoặc làm mở hàng công việc của mình đối những nghề thủ công. Ngày nay, tục khai bút không còn phổ biến, nhưng những người thợ vẫn duy trì lễ ra mắt Tiên Sư.
Theo như quan niệm của nghề dạy học thì tiên sư của nghề là đức Khổng Tử. Ông cũng là vị thầy cao cả nhất trong xã hội Á Đông. Người đi dạy cũng như người đi học từ xưa luôn luôn xem ông là bậc "vạn thế sư biểu" tức là ông thầy tiêu biểu của muôn đời. Là một nhà giáo dục chân chính, một bậc thầy vĩ đại không phải chỉ riêng của Trung Hoa mà còn của cả thế giới loài người. Nhờ Khổng Tử địa vị của ông thầy được người đời xưa nâng cao, hơn cả địa vị của ông cha, chỉ đứng sau địa vị của ông vua.
Cúng tiên sư ngành nghề là thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và "tôn sư trọng đạo" để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc làm ăn. Chính vì vậy mà ngày cúng Tiên sư là một nét văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hiện đại với biết bao bộn bề công việc.
Người Việt rất quý trọng Thánh Sư nên ngoài việc thờ Thánh Sư tại miếu chung của phường, các gia đình trong phường cũng lập bàn thờ Thánh Sư tại gia đình mình. Trong những ngày Sóc Vọng (Mùng 1, Rằm), lễ, Tết, khi cúng Gia tiên, gia chủ cũng đồng thời cúng Thánh Sư, với đồ lễ tương tự như cúng Thổ Công.
Nhưng ngày cúng Thánh Sư quan trọng nhất trong năm là ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư. Ngày đó được cúng giỗ chung lại miếu phường và các gia đình phường viên cũng tổ chức cúng riêng tại nhà để tỏ lòng tưởng nhớ ông tổ nghề của mình. Cũng có nhiều ngành nghề không ai biết ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư, nên người ta thường chọn ngày chung tháng chung là ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch là ngày Tiên Sư để cúng Thánh Sư. Những người hành nghề, mỗi khi gặp khó khăn đều làm lễ cúng Thánh Sư để được phù hộ gặp may mắn.
Có quan niệm cho rằng: Thường những ngày đầu năm mới là những ngày thiêng nên mọi người đều có thể dùng mà không cần chọn ngày theo Thuật Trạch Cát. (Theo ý chủ quan của người viết thì nên xét lại vấn đề này, e là không đúng như thế!).
Cũng theo ý này: Các Quan Thần Linh Nhà Trời về Trời công tác trong thời điểm giao thời, sau những ngày Tết, các Ngài lần lượt trở về Hạ Giới làm việc (Mồng Chín là Ngài Tiên Sư trở lại nên cúng Vía Ngài Tiên Sư; cũng như vậy, Mồng Mười là Vía Ngài Thần Tài).
Về Lễ Cúng Đầu Năm: Lệ xưa, vào những ngày đầu năm mới, nhà nhà tổ chức Cúng Đầu Năm. Lễ này thì mỗi nhà mỗi kiểu, nhưng nhìn chung thì rơi vào các ngày: có nhà cúng Giao Thừa là cúng Đầu Năm, có nhà cúng Mồng Một, một số nhà xem, chọn ngày tốt mới cúng, còn lại, đại đa số là cúng ngày Mồng Chín (Vía Ngài Tiên Sư).
Văn khấn (Cúng Vía Tiên Sư): (Văn này chỉ cúng Vía Tiên Sư)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy Quan Thần Linh Tiên Sư!
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày 09 tháng 02 năm 2022; (tức ngày 09 tháng Giêng (01) năm Nhâm Dần); (nhằm ngày Quý Tỵ, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Hôm nay là ngày Mồng Chín tháng Giêng, là ngày Vía Tiên Sư, chúng con sửa biện mâm lễ dâng cúng, bày tỏ lòng thành, tri ân sâu sắc công lao tiền nhân, và sự ban phước lực - ân điển của các Quan Thần Linh và Ngài Tiên Sư trong suốt thời gian qua. Nhân ngày đầu năm mới, con xin cầu chúc các Ngài Khang Ninh Tinh Tấn; nguyện cầu xin các Ngài cho con tăng trưởng học lực, tay nghề, cát tường, phước đức, và gặp nhiều duyên may, nắm bắt vận hội để gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái!
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
Văn khấn (Cúng Đầu Năm và Vía Đức Tiên Sư): (Văn này cúng kết hợp, vừa cúng Đầu năm, vừa cúng Vía Tiên Sư).
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.
- Con xin kính lạy Quan Thần Linh Tiên Sư!
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!
Hôm nay, ngày 09 tháng 02 năm 2022; (tức ngày 09 tháng Giêng (01) năm Nhâm Dần); (nhằm ngày Quý Tỵ, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Hôm nay là ngày Mồng Chín tháng Giêng, là ngày Vía Tiên Sư, chúng con sửa biện mâm lễ dâng cúng Lễ Cúng Đầu Năm và Vía Đức Tiên Sư, bày tỏ lòng thành, tri ân sâu sắc công lao tiền nhân, và sự ban phước lực - ân điển của các Quan Thần Linh và Ngài Tiên Sư trong suốt thời gian qua. Nhân ngày đầu năm mới, con xin cầu chúc các Ngài Khang Ninh Tinh Tấn; nguyện cầu xin các Ngài cho con tăng trưởng học lực, tay nghề, cát tường, phước đức, và gặp nhiều duyên may, nắm bắt vận hội để gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái!
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
*********
VĂN KHẤN CÚNG VÍA THẦN TÀI MỒNG 10 TẾT: Theo quan niệm dân gian, Ngày mồng 10 Tết là ngày vía Thần Tài. Ngoài ra các ngày mồng 10 mỗi tháng trong năm cũng là ngày cúng Thần Tài. Một số người cúng Mồng 2 và 16 hàng tháng.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:
– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.
– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
- Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân
- Con xin kính lạy Ngài Ngũ Phương, Ngũ Lộ Tài Thần.
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh trong khuôn viên bổn xứ.
Hôm nay, ngày 10 tháng 02 năm 2022; (tức ngày 10 tháng Giêng (01) năm Mậu Tuất); (nhằm ngày Mậu Tý, tháng Giáp Dần, năm Mậu Tuất));
Tại: …………………………………………………………………………;
Con, tên là: …………………………………………..………………;
Sanh ngày: ……………..; Tại: …………………….……………………;
Hiện ở tại: ……….……………………………………………….……………………….;
Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Hôm nay là ngày Mồng 10 tháng Giêng, là ngày Vía Thần Tài, chúng con sửa biện mâm lễ dâng cúng, bày tỏ lòng thành, tri ân sâu sắc sự ban phước hộ trì - ân điển trợ lực, trợ duyên của các Ngài Tài Thần trong suốt thời gian qua. Nhân ngày đầu năm mới, con xin cầu chúc Ngài Khang Ninh Tinh Tấn; nguyện cầu xin Ngài cho con tăng trưởng phước duyên và gặp nhiều duyên may, nắm bắt vận hội để gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài Tài Thần tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái!
Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
*********
VĂN KHẤN RẰM THÁNG GIÊNG: Ngày Rằm tháng Giêng, còn ngày là ngày Tết Nguyên Tiêu hay Lễ Thượng Nguyên; Là ngày trăng tròn dầu tiên của năm mới. Vào ngày này, mọi người thường đi Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình an, mạnh khoẻ. Đây là một dịp lễ quan trọng của Phật Tử, nên có câu: ”Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Thực tế cho thấy, ta cũng nên đặt nặng chuyện lễ cúng Rằm Tháng Giêng: Trong lễ cúng này ta cúng dàng Phật – Thánh, Tổ Tiên, nhân tiện cầu cúng xin Cầu An cho toàn gia trong cả năm; và đây cũng là ngày giải Sao Thái Bạch; …
Sắm lễ:
Dâng thức cúng (phẩm oản, bánh trái) các ban thờ trong nhà. Ngoài ra, có thể lập đàn tràng tại nhà để lễ cúng và cũng là để làm lễ giải hạn (Đàn tràng lập ở trước cửa nhà); thức cúng là một mâm cơm (nên cúng chay) và một số thức căn bản: Hương đèn, hoa quả, vàng mã, trầu cau rượu, …….
Văn khấn tết Nguyên Tiêu
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Phật Đảnh Tôn Thắng!
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật!
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát!
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Gia Thần! Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Ngài Bản Xứ Thổ Địa, Ngài Bản Gia Táo Quân cùng Chư Vị Tôn thần, Thần Linh Chủ Quản và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong Khuôn Viên Bổn Xứ.
Con xin kính lạy các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con: Họ ……… và Họ ………!
Hôm nay, ngày 02 tháng 03 năm 2018 (nhằm ngày 15 tháng Giêng (01) năm Mậu Tuất (tức ngày Quý Tỵ, tháng Giáp Dần, năm Mậu Tuất);
Tại: ……………………………………………..….………………….., …………………;
Con, tên là: ……………………………..; sanh ngày: …../…../19…..;
Tại: ……………..…………………………………., ……………;
Hiện ở tại: …………..……………………………………………………., ……………;
Hợp cùng toàn thể thành viên trong gia đình chúng con/các đồng nghiệp, cộng sự của tập thể đơn vị …................................................
Chúng con lòng thành, dâng lên lễ vật hiến cúng nhằm kính cáo về việc: Hôm nay nhân tiết Vọng đầu tiên của năm mới; là ngày Rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu, nhằm Tiết Nguyên Tiêu; , chúng con lòng thành, sửa biện hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình, chúng con xin các Ngài Giáng Lâm, Quang Lâm Đạo Tràng Pháp để giúp chúng con được tiến hành Nghi Pháp Lễ Cúng Sóc - Vọng.
Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con;
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho tất cả những thành viên tham dự Nghi Pháp Lễ hôm nay và cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo Nhân Lành, Duyên Lành, và Chủng Tử Như Lai, Hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát, Vãng Sanh Cực Lạc cho các thành viên trong gia đình của chúng con/các đồng nghiệp, cộng sự của tập thể đơn vị …... và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong Bổn Xứ này!.
Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con, giúp cho các thành viên trong gia đình chúng con, các đồng nghiệp, cộng sự của con: Mạnh Khỏe, Bình An, Hạnh Phúc; May Mắn, Tài Lộc, Phúc Lộc Thọ Trường, Khang Ninh Thịnh Vượng, Đoàn Kết, Thương Yêu, Hỗ tRợ giúp đỡ lẫn nhau hướng đến Mục Tiêu Phát Triển và Một Cuộc Sống Chất Lượng; được Tịnh Hóa Nghiệp Chướng, được giảm/giải mọi Nghiệp Chướng, Chướng Duyên và Bệnh Tật, được trợ duyên để vượt qua chướng ngại, sống có ích, giúp ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội.
Con xin kính mời các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và ban phước gia trì, gia hộ, độ trì cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).
Con xin Sám Hối, Hồi Hướng và Chú Nguyện cho Sự Giác Ngộ Giải Thoát và Vãng Sanh Cực Lạc, sự Tịnh Hóa Nghiệp Chướng, Chướng Duyên Nhiều Đời Nhiều Kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, Chư Vị Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Ngài Thổ Công, Thổ Địa và các Chư Vị, Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của chúng con, các gia đình các thành viên trong cộng đồng thôn xóm chúng con!
Xin Chư Phật, Chư Bồ Tát ban phước gia trì cho những món Pháp Thực được dâng cúng này, nương nhờ nơi oai lực của lời Thần Chú “Om A Hum” sẽ trở thành các món Pháp Thực Cam Lồ, biến hóa nhiều như Núi Tu Di, Ngon Hơn và Thanh Tịnh Hơn; để những ai thọ nhận những món Pháp Thực này đều nhận được Chủng Tử Như Lai, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát của đạo Bồ Đề, thoát khỏi Vòng Lưu Chuyển Sanh Tử Luân Hồi.
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.
Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ!
Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần).
Om A Hum! (x lần)
* Góp ý: Theo ý chủ quan của Thiên Phú thì Tín Chủ nên hành trì thêm Nghi Quỹ sau để được Cát Tường bội phần.
Nhiều quan điểm cho rằng: chưa là Phật Tử tu tập thuần thành, chưa có một vị Thầy hướng dẫn thì không nên sử dụng Thần Chú, gây nguy hiểm, lợi bất cập hại, …
Cá nhân tôi là một người nghiên cứu, học hỏi, hiểu và vận dụng, thực hành pháp của Đức Phật, áp dụng lên bản thân, cho gia đình, bạn bè thân – quen – sơ, các khách hàng, đối tác kinh doanh, … thấy vẫn … “chạy tốt”.
Thôi thì tùy duyên vậy! Tôi nêu ra đây để mọi người tham khảo!
Dám Yêu! Dám Liều! Thì biết đâu gặt hái được điều lợi lạc!
- Tam Muội Da Giới, Khai Yết Hầu:
Án, bộ bộ đế, rị già đa, rị đát đa, nga đa da. (3 lần)
Án, tam muội da tát đỏa phạm. (3 lần)
- Biến Thực Chân Ngôn:
Nam mô tát phạ đát tha nga đá, phạ rô chỉ đế, án, tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần)
- Cam Lộ Thủy Chân Ngôn:
Nam mô tô rô ba da, đát tha nga đa da, đát điệt tha: án, tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (3 lần)
(hoặc đọc: NAMAḤ SURŪPAYA TATHĀGATĀYA_ TADYATHĀ: OṂ SDURU SRURU PRASURU PRASURU SVĀHĀ).
- Nhất Tự Thủy Luân Chân Ngôn:
Án, noan noan noan noan noan. (3 lần)
- Nhũ Hải Chân Ngôn:
Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm, án noan. (3 Lần)
- Phổ Cúng Dường Chân Ngôn:
Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
Nam mô Phổ Cúng Dường Bồ tát ma ha tát. (3 lần)
- Chân Ngôn Vãng Sanh:
Nam mô a di đa bà dạ/ Đa tha già đa dạ/ Đa địa dạ tha/ A di rị đô bà tỳ/ A di rị đa tất đam bà tỳ/ A di rị đa tỳ ca lan đế/ A di rị đa tỳ ca lan đa/ Già di nị, già già na/ Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)
Nam mô Sanh Tịnh Độ Bồ tát ma ha tát. (3 lần)
Chúc Quý Vị và Quý Quyến một năm mới Hạnh Phúc, Mạnh Khỏe và Vạn Sự Như Ý, An Khang Thịnh Vượng!
Thiên Phú.
Note: Tham khảo thêm bài viết đầy đủ tại phongthuyvahuyenthuat.com.
Từ khóa:
nhân gian, đổi thay, nôn nao, rạo rực, dư âm, ngày tết, chuẩn bị, giới thiệu, tết nguyên đán, nghi thức, phật giáo, mưu cầu, độc giả, nội dung, tốt đẹp, đảm bảo, nhu cầu, sửa chữa, sửa sang, quét dọn, quan niệm
Những tin cũ hơn
- Phong Thủy Trạch Cát năm mới: Nhâm Dần - 2022 (22/01/2022)
- XÂY DỰNG TRONG NĂM 2022 - VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý! (21/01/2022)
- VẬN - HẠN TRONG NĂM NHÂM DẦN – 2022 (21/01/2022)
- Tuổi xông đất cát tường Xuân Nhâm Dần - năm 2022 (21/01/2022)
- Phong Thủy Trạch Cát năm mới: Đinh Dậu - 2017 (Đang cập nhật) (20/12/2016)
- PHONG THỦY TRẠCH CÁT NĂM MỚI: BÍNH THÂN - 2016 (26/12/2015)
Mã an toàn:
' PHÁP BẢO "THẦN CHÚ GIẢI THOÁT" THÔNG QUA SỰ NHÌN THẤY, SỰ ĐI BÊN DƯỚI VÀ SỰ TRÌ TỤNG '

2022 - 2565 (2645) - 4901
(DƯƠNG LỊCH - PHẬT LỊCH - VIỆT NAM LỊCH)


Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma SamBuddhassa!

XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU !
HỆ THỐNG WEBSITE
TRANG VÀNG QUẢNG CÁO
DIAMOND ROYAL
http://quangcaotrangvang.vn/


https://trangvangquangcao.com/

Chuyên trang
Xây Dựng Thương Hiệu
& Quảng Bá Hình Ảnh



http://www.bdsdatvang.vn/


http://batdongsandatvang.vn/


http://trangvangdiaoc.org/

http://pros.land/
CẨM NANG GIA ĐÌNH
HẠNH PHÚC - THỊNH VƯỢNG

fortunex.vn


http://batdongsandiamond.com/


http://batdongsangolden.com/


http://trangvangbds.net/


http://trangvangnhadat.net/



http://trangvangmuavaban.com/

Trang Vàng Mua Bán
http://trangvangmuaban.com.vn/

http://timlaco.co/

http://thethao.art/


tin tuc moi 24h tin moi tin nong



http://bds123.co/

http://muabanbds.co/

http://muabannhadat.tech/

http://quangba.org/

http://thuonghieu.co/

http://diaoc.company/

http://batdongsanboss.com/

http://batdongsandream.com/

http://nhadat123.net/

http://muabandiaoc.co/

http://thereal.com.vn/

http://thetime.blog/

http://theeconomist.com.vn/

http://trangvangtimkiem.com/

http://trangvangmarketing.com/

http://webxehoi.com.vn/

http://marketting.vn/

http://thesport.com.vn/
http://nhacvang.top/

http://trangvangexpress.com/

http://thestar.company/

http://thebusiness.com.vn/

http://timkiem.company/

http://thuonghieutrangvang.com/

http://marketingtructuyen.net/

http://timgicungco.com.vn/

http://phimvang.com.vn/

http://trangvangtructuyen.org/

http://dangtinrao.vn/

http://webdangtin.vn/

http://trangvangdaily.com/

http://trangvangonline.net/
http://webquangcao.net/

http://muabanbatdongsan.co/

http://muavaban.co/
http://trangvangvietnam.org/

http://quangcaoonline.org/

http://quangbathuonghieu.vn/

http://quangcaotructuyen.org/

http://raobannhanh.vn/

http://quangbatrangvang.com/
http://quangcaoexpress.com.vn/

http://trangraovat.vn/

http://thefortune.com.vn/

http://trangvang.co/

http://theluxury.online/

http://trangdangtin.net/

http://quangcaoso.org/

http://samngoclinhquangnam.net/

http://samngoclinhvina.vn/
http://quangcaoexpress.com.vn/
Tin đọc nhiều
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 61
- Hôm nay: 1053
- Tháng hiện tại: 16224
- Tổng lượt truy cập: 10076986
Thương Hiệu Việt

http://quangcaoexpress.com.vn/

http://trangvangtimgicungco.vn/

http://trangvangtiepthi.com/

http://timgicungthay.com/
hoctapsuotdoi.edu.vn
trangvanggiadinh.org
trangvangwebsite.org
hanhtrinhgiacngo.com
trangvangyduoc.net
mbw.vn
businessx.vn
http://muaban.site/

http://trangvangquangba.com/

http://batdongsan.life/
WEB SITE MỚI:
http://nhadat.store/
http://bdsdatxanh.net/
http://nhadatvang.org/
http://batdongsanexpress.vip/
http://batdongsanhoanggia.org/
http://datxanh.company/
http://bdsvang.net/
http://diaocvang.org/
http://batdongsanvang.org/
http://datvang.co/
http://muabandatvang.net/
http://diaockimcuong.net/
http://diaocdiamond.net/
http://nhadatexpress.org/
http://diaocexpress.com.vn/
http://trangnhadat.net/
http://trangbatdongsan.org/
http://batdongsanonline.co/
http://batdongsantructuyen.net/
http://bdskimcuong.net/
http://diaocdatvang.org/
http://nhadatdatvang.com/
http://webbatdongsan.org/
http://webbds.vn/
http://webnhadat.co/
http://webdiaoc.org/
http://batdongsanthanglong.net/
http://batdongsanthanhlong.com/
http://batdongsanhoanglong.com/
http://muabannhadat.company/
http://diaocgolden.net/
http://bdsgolden.net/
http://bdsdiamond.net/
http://nhadatmuaban.co/
http://bdskimcuong.net/
http://trangbds.net/
http://nhadatkimcuong.net/
http://nhadatgolden.com/
http://nhadatdiamond.com/
http://thegioibatdongsan.website/
http://realex.vn/
http://landex.com.vn/
http://realland.blog/
http://trangdiaoc.vn/
http://diaoconline.org/
http://diaoctructuyen.org/
http://timnhadat.co/
http://timmuanhadat.org/
http://batdongsanluxury.org/
http://chothuenhadat.co/
http://batdongsanchothue.org/
http://batdongsanroyal.com/
http://trangvangdanhba.net/
http://trangvangquocgia.net/
http://quangcaoexpress.com/
http://quangbatructuyen.com/
http://raovatonline.co/
http://raovattructuyen.com.vn/
http://muabanonline.co/
http://muabantructuyen.co/
http://raovatexpress.com/
http://trangvangdienmay.com/
http://trangvangoto.net/
http://dangtin.co/
http://quangcaoraovat.co/
http://raovatquangcao.com.vn/
http://trangtiepthi.net/
http://tiepthitructuyen.net
http://trangmuavaban.com/
http://trangmuaban.net/
http://quangcaotrangvang.net/
http://trangquangcao.net/
http://dangnhanh.net/
http://muanhanh.org/
http://bannhanh.co/
http://webmuaban.com.vn/
http://quangbaexpress.com/
http://webquangba.net/
http://webtiepthi.net/
http://trangvangmarket.com/
http://thitruong.org/
http://muabannhanh.co/
http://tiepthiexpress.com/
http://quangcaosieutoc.com.vn/
http://quangcaohieuqua.org/
http://quangcaonhanh.org/
http://muaban.company/
http://trangvangso.net/
http://tinnhanh.vip/
http://trangvangquangcao.net/
http://quangbaonline.com/
http://tiepthionline.org/
http://marketonline.blog/
http://markettructuyen.com/
http://phattrienthuonghieu.org/
http://timkiemdaily.net/
http://raonhanh.org/
http://trangquangba.com/
http://muabanwebsite.com.vn/
http://muabantenmien.website/
http://adex.blog/
http://advusa.com.vn/
http://thuonghieuviet.vip/
http://webmarket.com.vn/
http://findex.website/
http://searchex.com.vn/
http://advertisement.com.vn/
http://gappage.net/
http://timcongay.com/
http://brandex.com.vn/
http://gaps.vn/
http://ads123.com.vn/
http://marketex.vn/
http://marketexpress.vn/
http://adnow.com.vn/
http://gappages.com/
http://daugiaexpress.com/
http://daugia.blog/
http://sandaugia.co/
http://sucmanhcanhtranh.com/
http://quangcaohieuqua.website/
http://trangquangba.com/
http://quangbaonline.com/
http://trangvangwebsite.vn/

http://trangvangquangba.com/

http://batdongsan.life/
WEB SITE MỚI:
http://nhadat.store/
http://bdsdatxanh.net/
http://nhadatvang.org/
http://batdongsanexpress.vip/
http://batdongsanhoanggia.org/
http://datxanh.company/
http://bdsvang.net/
http://diaocvang.org/
http://batdongsanvang.org/
http://datvang.co/
http://muabandatvang.net/
http://diaockimcuong.net/
http://diaocdiamond.net/
http://nhadatexpress.org/
http://diaocexpress.com.vn/
http://trangnhadat.net/
http://trangbatdongsan.org/
http://batdongsanonline.co/
http://batdongsantructuyen.net/
http://bdskimcuong.net/
http://diaocdatvang.org/
http://nhadatdatvang.com/
http://webbatdongsan.org/
http://webbds.vn/
http://webnhadat.co/
http://webdiaoc.org/
http://batdongsanthanglong.net/
http://batdongsanthanhlong.com/
http://batdongsanhoanglong.com/
http://muabannhadat.company/
http://diaocgolden.net/
http://bdsgolden.net/
http://bdsdiamond.net/
http://nhadatmuaban.co/
http://bdskimcuong.net/
http://trangbds.net/
http://nhadatkimcuong.net/
http://nhadatgolden.com/
http://nhadatdiamond.com/
http://thegioibatdongsan.website/
http://realex.vn/
http://landex.com.vn/
http://realland.blog/
http://trangdiaoc.vn/
http://diaoconline.org/
http://diaoctructuyen.org/
http://timnhadat.co/
http://timmuanhadat.org/
http://batdongsanluxury.org/
http://chothuenhadat.co/
http://batdongsanchothue.org/
http://batdongsanroyal.com/
http://trangvangdanhba.net/
http://trangvangquocgia.net/
http://quangcaoexpress.com/
http://quangbatructuyen.com/
http://raovatonline.co/
http://raovattructuyen.com.vn/
http://muabanonline.co/
http://muabantructuyen.co/
http://raovatexpress.com/
http://trangvangdienmay.com/
http://trangvangoto.net/
http://dangtin.co/
http://quangcaoraovat.co/
http://raovatquangcao.com.vn/
http://trangtiepthi.net/
http://tiepthitructuyen.net
http://trangmuavaban.com/
http://trangmuaban.net/
http://quangcaotrangvang.net/
http://trangquangcao.net/
http://dangnhanh.net/
http://muanhanh.org/
http://bannhanh.co/
http://webmuaban.com.vn/
http://quangbaexpress.com/
http://webquangba.net/
http://webtiepthi.net/
http://trangvangmarket.com/
http://thitruong.org/
http://muabannhanh.co/
http://tiepthiexpress.com/
http://quangcaosieutoc.com.vn/
http://quangcaohieuqua.org/
http://quangcaonhanh.org/
http://muaban.company/
http://trangvangso.net/
http://tinnhanh.vip/
http://trangvangquangcao.net/
http://quangbaonline.com/
http://tiepthionline.org/
http://marketonline.blog/
http://markettructuyen.com/
http://phattrienthuonghieu.org/
http://timkiemdaily.net/
http://raonhanh.org/
http://trangquangba.com/
http://muabanwebsite.com.vn/
http://muabantenmien.website/
http://adex.blog/
http://advusa.com.vn/
http://thuonghieuviet.vip/
http://webmarket.com.vn/
http://findex.website/
http://searchex.com.vn/
http://advertisement.com.vn/
http://gappage.net/
http://timcongay.com/
http://brandex.com.vn/
http://gaps.vn/
http://ads123.com.vn/
http://marketex.vn/
http://marketexpress.vn/
http://adnow.com.vn/
http://gappages.com/
http://daugiaexpress.com/
http://daugia.blog/
http://sandaugia.co/
http://sucmanhcanhtranh.com/
http://quangcaohieuqua.website/
http://trangquangba.com/
http://quangbaonline.com/
http://trangvangwebsite.vn/
Ý kiến bạn đọc